CỐ ĐÔ - Trang 100

quận có chuẩn bị kiệu rước riêng của quận mình, người ta rút thẻ đinh để
chọn ra người ngư trên kiệu, đâu đâu cũng nghe tiếng nhạc ngày hội.

Mở đầu hội rước kiệu hàng năm là kiệu naghinataboko 3 có các cậu bé

mặc trang phục chú tiểu ngồi trên. Ngày mùng hai và mùng ba tháng bảy,
thứ tự tiếp theo của những kiệu còn lại khác được xác định một lần nữa lại
nhờ rút thẻ. Ngài thị trưởng thành phố điều hành nghi thức này.

Người ta làm kiệu từ đầu tháng, và đến mùng mười tháng bảy nghi thức

"tẩy rửa" kiệu diễn ra ở cầu Đại lộ thứ tư trên sông Kamogaoa. Tuy gọi là
"tẩy rửa" nhưng sự thực vị sư trụ trì chùa chỉ giản đơn nhúng cành cây
thiêng xakaki xuống nước rồi rẩy lên kiệu.

Mười một tháng bảy, những cậu bé sẽ ngự chiếc kiệu mở đầu hội rước

tập trung ở thánh điện Ghion. Các cậu đi ngựa, mặc áo chẽn bằng thứ lụa
riêng - xuikan - và đội mũ chóp cao bằng lụa hồ - tateeboxi. Sau lễ tế, các
cậu được chuyển sang nghi lễ tấn phong phẩm hàm thứ năm, mà kế tiếp
phẩm hàm ấy là hàm tendgiobito - hàm của vị cận thần được phép ra vào
cung.

Thời xưa, người ta tin rằng, các vị thần Thần đạo cũng như Phật giáo

tham dự lễ tết ngang hàng như nhau, cho nên ở bên phải, bên trái các chú
tiểu bây giờ, đôi khi người ta đặt các bạn đồng niên của họ, tượng trưng
cho các vị bồ tát Kannon 4 và Xayxi 5, cho dù lễ là lễ Thần đạo. Thêm nữa,
vì chú tiểu nhận phẩm hàm của thánh nên xem như chú đã đính hôn với
thánh thần.

- Tôi không muốn tham dự cái nghi lễ ngu xuẩn ấy, tôi là đàn ông? - Cậu

thiếu niên Shinichi bực bội khi cậu được làm chú tiểu.

Các chú tiểu còn có "biệt hỏa" riêng, tức là bếp lò để người ta làm thức

ăn cho các chú biệt lập với gia đình. Đấy cũng là một dạng gột rửa tâm hồn.
Sự thực bây giờ thì chuyện đó đã được đơn giản hóa: người ta chỉ cần dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.