CỐ ĐÔ - Trang 120

nói rằng chị hình như đã sinh ở quê mẹ. - Ở một làng nằm sâu trong vùng
núi. Đấy là làng nào?

Naeko linh cảm thấy sự khác biệt về địa vị hai người nên sẽ không đời

nào đến thăm trước, vì vậy nếu cần gặp để hỏi chị ấy cho cặn kẽ thì mình
phải tự đến làng chị ấy, Chieko lập luận như vậy.

Nhưng Chieko cũng hiểu từ nay trở đi nàng sẽ không thể ngấm ngầm

giấu cha mẹ đến đấy được nữa.

Nàng đã nhiều lần đọc đi đọc lại tác phẩm nổi tiếng của Dgiro Oxaraghi

15: Những cám dỗ của Kyoto - Một câu của cuốn sách đó hiện ra trong trí
nàng:

"Dường như, rặng Bắc Sơn với từng dãy ngọn thông liễu xanh mướt

giống như mây tầng và những thân thông đỏ sắp thành hàng tao nhã đang
hòa trộn các giọng ca cây cối thành một nét nhạc du dương duy nhất".

Không phải thứ âm nhạc ngày lễ, không phải tiếng ồn ào ngày lễ, mà là

nét nhạc của những rặng núi xoay vòng hệt như đang quây quần lại bên
nhau ấy và những giọng ca của cây cối giờ đây vang vọng trong hồn
Chieko. Nàng có cảm giác như những tiếng ca và nét nhạc kia đang thấm
vào nàng bằng muôn ngả cầu vồng vẫn thường óng lên trên rặng Bắc Sơn...

Nỗi buồn của Chieko thành ra man mác. Mà có lẽ, đấy đâu phải nỗi

buồn? Hay, sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bối rối do cuộc gặp gỡ bất ngờ
Naeko gây nên chăng? Thế nhưng, còn những giọt nước mắt... Hình như,
đấy là số phận của các cô gái.

Chieko trở mình sang bên kia rồi nhắm mắt lại, nàng lắng nghe khúc hát

của những dãy núi.

- Naeko thì vui sướng, còn ta..." - Nàng hồi tưởng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.