Từ mùa thu năm ngoái đến hết mùa xuân năm nay, nhiều hãng buôn vẫn
mua vải may kimono sản xuất ở Nhixidgin đã theo nhau phá sản.
Việc dừng các máy dệt tám ngày có nghĩa là cắt giảm sản xuất ở
Nhixidgin từ tám mươi đến chín mươi ngàn tan. Dẫu sao một biện pháp thế
này cuối cùng cũng mang lại kết quả.
Ngay cả những thợ dệt tiểu cá thể nhận việc về nhà làm, loại thợ dệt hết
sức đông trong các quận Kiya và Yoko, cũng hưởng ứng lời kiêu gọi của
liên hiệp.
Trong những căn nhà nhỏ một tầng chật chội, mà cho dù có hai tầng đi
nữa thì trần cũng rất thấp, là các xưởng dệt tí hon chen chúc nhau. Ở các
xưởng thuộc quận Yoko quang cảnh mới thật thảm thương, suốt từ sáng tới
đêm khuya ầm ầm tiếng máy dệt - mà thường không phải máy riêng mà là
đi thuê.
Chỉ có ba mươi thợ dệt xin phép không phải dừng công việc, bởi lẽ việc
này có cơ làm gia đình họ túng đói.
Ở xưởng của Hideo người ta chỉ dệt thắt lưng cho kimono. Với những
máy dệt cao takabata kể cả ban ngày cũng phải làm việc dưới ánh đèn điện,
mặc dù căn phòng làm xưởng tương đối sáng sủa. Song địa phận sinh hoạt
trong nhà thì thật rách nát, đồ lề tối cần thiết trong bếp cũng không đủ.
Thậm chí khó mà hình dung được đâu là nơi những người trong gia đình
nghỉ ngơi sau giờ làm việc đâu là chỗ họ ngủ.
Hideo vốn kiên nhẫn trong công việc, anh đặt vào đấy cả tâm hồn đồng
thời lại là người có tài năng xuất chúng. Song ngồi lì trên thanh ván hẹp
suốt ngày này qua ngày khác chẳng phải là đơn giản hay nhẹ nhõm chút
nào, và chắc hẳn Hideo cũng bị không ít các vết thâm tím, chai sần.
Trong lễ Kỷ Nguyên hôm ấy anh không để mắt đến đám rước sặc sỡ
muôn màu bằng ngắm bộ trang phục xanh của đám thông trong khu vườn