CỐ ĐÔ - Trang 5

cho Chieko rằng đấy là Đấng Cơ đốc.

- Lẽ nào không phải là Đức bà Maria đồng trinh ạ? - Bấy giờ, Chieko

hỏi. - Con đã thấy rồi: to lắm, giống như tượng đài Tendgin 2 ở Kitano ấy.

- Nếu vậy thì hài đồng đâu? - Cha bác lại.

- À mà đúng thế thật, - Chieko gật đầu rồi hỏi: - Trong các cụ tổ tiên nhà

mình có người theo đạo Cơ đốc sao?

- Không. Cây đèn này là do, hoặc người làm vườn, hoặc người buôn bán

đồ đá chạm mang đến. Nó chả phải là thứ quý hiếm lắm đâu.

Cây đèn chắc hẳn được chế tác lâu lắm rồi, ngay từ hồi bắt đầu những vụ

đàn áp người theo đạo Cơ đốc 3. Mưa gió hàng trăm năm đã làm hao mòn
thứ đá không lấy gì làm rắn chắc lắm, nên bây giờ khó có thể phân biệt nổi
hình dáng đầu, thân, với hai chân. Cung cách chạm cũng chả được tinh xảo
lắm. Hai ống tay áo chùng quá dài, gần xấp xỉ tới vạt dưới. Đã có lúc nào
đấy trên thân tượng là hai cánh tay bắt chéo dáng cầu nguyện, nhưng giờ
thì người ta chỉ còn biết phỏng đoán như thế dựa vào chỗ phần nào lồi lên ở
nơi trước kia là hai cánh tay ấy. Dù sao, pho tượng cũng gợi lên một ấn
tượng khác so với hình ảnh Phật hoặc Dgidgio 4.

Liệu xưa kia, những người theo đạo Cơ đốc có tôn kính cây đèn này

không, hay nó chỉ đơn giản là một thứ đồ trang trí ngoại bang, ai mà biết
được. Chứ giờ đây, nó ở cạnh rễ cây phong già, dưới những cây hoa tím
trong khu vườn cửa hiệu thuộc sở hữu cha mẹ Chieko, cũng chỉ nhờ vẻ cổ
kính của nó mà thôi. Nếu có ai đó trong đám khách khứa để mắt đến cây
đèn, cha Chieko vắn tắt giải thích thêm: "Tượng Chúa Cơ đốc". Song hiếm
khách chú ý đến chiếc đèn đá xuềnh xoàng cạnh cây phong già. Mà nếu có
để ý thấy thì ngay đấy lại quay đi, có một hai cây đèn đá trong vườn âu
cũng là chuyện bình thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.