CỐ ĐÔ - Trang 62

Nhìn từ phía con đường trồng cây trải dài dọc tường bao, vườn bách thảo

có vẻ cực kỳ khoáng đãng và đầy ánh sáng. Bên trái, ôm lấy nó, con sông
Kamogaoa vẫn đẩy trôi xuôi dòng nước của mình.

Xighe mua vé qua cửa và nhét vào thắt lưng. Bà vừa hít căng lồng ngực

vừa ngắm khoảng rộng đã phơi mở. Từ khu phố các thương gia nơi họ sống
chỉ thấy lờ mờ các mỏm đồi xa xa, mà Xighe thì thậm chí cũng chả có dịp
ngắm chúng: bà hiếm khi rời cửa hàng ra phố.

Bên trong cổng bách thảo có đài phun nước đang phun mà xung quanh

nó là loài uất kim hương nở rộ. Một cảnh tượng lố bịch đối với Kyoto.

- Chắc cái này là do người Mỹ làm lúc họ xây các biệt thự của mình ở

đây. - Xighe nói.

- Nghe đâu, người Mỹ còn xây những thứ ấy ở đằng xa kia nữa cơ tận

giữa vườn ấy, - Takichiro nhận xét.

Họ cảm thấy trên mặt những bụi nước li ti từ đài phun nước, mặc dù trời

lặng gió. Sau đài phun nước, về mé tay trái nhô lên một nhà kính khá lớn,
mái vòm thủy tinh gắn trong khung kim loại. Họ ngó qua lớp kính các loài
cây cỏ nhiệt đới trồng trong đó.

Song ghé vào xem thì không.

Đi dạo quanh vườn bách thảo không mất bao nhiêu thời gian.

Bên phải con đường, một cây thông tuyết Hymalaya đồ sộ đã đâm ra

những chồi xuân võng xuống vì từng chùm lá kim dài. Các cành phía dưới
là là sát mặt đất. Thông tuyết Hymalaya là một loài cây thuộc họ lá kim,
song bộ lá mượt mà của nó là thứ mới sinh - đấy mà là "kim" sao được?
Khác với loài thông rụng lá Karamatsu, nó không trút bỏ những lá già về
mùa thu nhưng dù sao đi nữa đám chồi xanh non của nó vẫn gây ra ấn
tượng huyền diệu:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.