mát nơi hoang dã, tôi bỗng thấy tâm hồn rộng mở. Vận động xương cốt đã
gần một tuần nay không hoạt động, tôi vung roi thúc ngựa lao đi như tên
bắn. Trời cao biển rộng thỏa sức bay lượn, tâm trạng vô cùng khoan khoái
dễ chịu. Không được bao lâu, tôi chợt nghe thấy tiếng gọi nôn nóng của
Lâm Khôi hòa lẫn trong gió núi: "Ông chủ Hồ, quay lại đi, bên đó là vực
sâu!"
Điền Trì là vùng có nhiều đồi núi kênh rạch, cho dù giờ đã là thời cải
cách mở cửa, vùng này vẫn còn rất nhiều nơi chưa từng in dấu chân người.
Không cần nói đâu xa, ví như đích đến chuyến đi này của chúng tôi là
Giang Thành chẳng hạn, các loại phương tiện giao thông như ôtô, xe buýt
không có đường nào để đi vào được cả.
Người dân nơi đây vẫn giữ nguyên tính cách hoang dã từ cả trăm năm
trước. Toàn bộ hàng hóa được vận chuyển bằng các đoàn ngựa thồ. Người
ta phải dùng ngựa, la trèo đèo lội suối vượt hơn 50 km để thồ hàng từ bên
ngoài vào. Nếu như sợ đường núi hiểm trở dễ xảy ra tai nạn thì vẫn còn một
cách vận chuyển nữa, đó là đi theo đường thủy. Xuất phát từ Trừng Giang,
vượt qua hồ Phủ Tiên là có thể tới được thủy vực của Giang Thành. Tuy
nhiên, nghe bác xà ích nói, đi theo đường thủy thì thứ nhất là chậm, thứ hai
là quanh hồ Phủ Tiên có vô vàn lời đồn đại rợn cả người liên quan đến
người dân tộc thiểu số. Cho nên đại đa số thời điểm, vì đảm bảo đi được tới
đích an toàn, những thương nhân bán hàng rong ở khắp mọi nơi vẫn sẵn
sàng bỏ tiền ra thuê đoàn ngựa thồ "Vó Ngựa" để vận chuyển hàng. Những
cửa hiệu đủ tài lực để nuôi riêng một đội ngựa thồ thì chắc chỉ có nhà họ
Lâm, những nhà khác không cần nói tới.
Trên đường đi, ba chúng tôi bàn bạc sơ lược kế hoạch hành động. Lâm
Khôi nói, Giang Thành là khu vàng thau lẫn lộn, tiểu thương qua lại như
mắc cửi, muốn tìm người, đặc biệt những người lạ mặt dễ nhận dạng như
Tuyền béo và Shirley Dương ở khu vực này thì chẳng có gì là khó khăn cả.
Nhưng ông lão mà chúng tôi goi là "Bạch Nhãn Ông" gì đó thì tới giờ anh