kỳ dã man xa xưa. Những con đường mà chúng tôi nghĩ ra và thực hiện để
không phải chết cũng nhiều như muôn hình vạn dạng bản tính con người.
Tất cả đều tạo nên một cuộc chiến kiệt lực của một người chống lại tất cả và
là một đống sai lầm, thỏa hiệp. Trừ những kẻ có quyền hoặc được may mắn
phù hộ, chỉ một số rất ít những cá nhân nổi trội, có tính cách của những vị
thánh hay những kẻ tử vì đạo mới có thể sống mà không từ bỏ đạo đức của
mình.
Trong nhiều cách để vươn lên sống sót, chúng tôi muốn kể câu chuyện của
Schepschel, Alfred L., Elias và Henri. Schepschel sống ở Lager từ bốn năm
nay, anh ta đã chứng kiến hàng chục nghìn người giống mình chết, bắt đầu
từ cuộc tàn sát khiến anh ta phải trốn khỏi ngôi làng ở Galicia. Anh ta đã
từng có vợ và năm con, một cửa hàng bán yên ngựa rất ăn nên làm ra, nhưng
anh ta đã quen không còn nghĩ về những chuyện ấy từ lâu lắm rồi mà chỉ
còn coi mình là một cái vỏ cần tuần tự nhồi đầy. Schepschel không to khỏe
cho lắm, không quá dũng cảm và cũng không quá xấu xa, cũng không cực
kỳ ranh ma. Anh ta chưa bao giờ tìm được một cách xoay xở nào đõ được
nhiều cho mình, mà chỉ có những vụ lẻ tẻ nhỏ mọn - những "kombinaqe"
như ở đây vẫn gọi.
Thỉnh thoảng anh ta ăn trộm một cái chổi ở Buna và bán lại cho
Blockältester, khi dành dụm được ít vốn – tức bánh mì - anh ta thuê mấy
dụng cụ của tay đồng hương làm thợ giày ở Block, và chế ra dây đeo quần
từ những sợi dây thép xoắn vào nhau; Sigi kể với tôi là trong giờ nghỉ trưa
còn thấy anh ta hát và nhảy múa trước lán của bọn công nhân Ba Lan để bọn
nó thỉnh thoảng trả công cho ít xúp thừa.
Nghe kể thế người ta có thể cảm thấy thương Schepschel như thương một kẻ
khốn khổ chẳng còn gì trong tâm hồn ngoài sự khúm núm và lòng ham sống
sơ đẳng, dai dẳng theo đuổi cuộc chiến nhỏ nhoi của mình để không chết
chìm. Nhưng Schepschel củng chẳng phải ngoại lệ gì, khi có cơ hội anh ta
không hề ngần ngại bán đứng Moischl, đồng phạm của mình trong vụ trộm
cắp ở nhà bếp, hòng lọt vào mắt Blockaltester và xin một chân cọ nồi.