“Tôi là Quý Ông Kelada”, ông ta nói thêm, với một nụ cười để
lộ hàm răng trắng loá cả mắt, và ngồi xuống.
“À, vâng, tôi nghĩ chúng ta chung một phòng.”
“May là tôi yêu cầu như vậy. Ông chẳng thể biết được mình sẽ
bị buộc phải ở chung với ai nữa. Tôi rất mừng khi nghe nói ông
là người Anh. Tôi khéo léo sắp xếp để người Anh chúng ta ở
chung phòng trên tàu, ông hiểu ý tôi chứ!”
Tôi chớp chớp mắt.
“Ông là người Anh?” tôi hỏi, có lẽ không mấy lịch sự cho lắm.
“Dĩ nhiên. Ông thấy tôi không giống người Mỹ, đúng không?
Tôi là người Anh chính cống đấy ạ.”
Để chứng minh điều mình vừa nói là đúng, Quý Ông Kelada
ấy lôi từ trong ví ra tấm hộ chiếu và phe phẩy nó một cách
khiếm nhã trước mặt tôi.
Đức Vua George có lắm thần dân đến là kỳ quặc. Quý Ông
Kelada người lùn tịt, vóc dáng chắc nịch, mặt láng o và nước da
đen thui, có cái mũi khoằm nung núc thịt và đôi mắt rất to,
sáng ngời ngời. Mái tóc đen dài của Ngài thì quăn và bóng lộn.
Ngài nói tía lia tiếng Anh mà chẳng có chút Anh ngữ nào và cử
chỉ điệu bộ thì cởi mở hết cỡ. Tôi trộm nghĩ rằng nếu kiểm tra
kỹ lưỡng tấm hộ chiếu Anh quốc ấy thì có lẽ sẽ lộ tẩy chuyện
Quý Ông Kelada trước đây ra đời dưới một bầu trời xanh hơn cái
bầu trời u ám thường thấy ở nước Anh.
“Ông dùng gì ạ?” Ông Kelada hỏi tôi.
Tôi nhìn Ngài hồ nghi. Lệnh cấm rượu còn hiệu lực và trên
tàu chỉ được phép mang đồ ép khô. Khi không khát thì nước ướp
gừng hay nước chanh xô-đa, tôi chẳng biết mình không thiết gì
hơn nữa. Nhưng Quý Ông Kelada ấy lại toét miệng cười với tôi
một nụ cười phương Đông bí hiểm.
“Whisky, xô-đa, hay martini không pha, ông chỉ cần nói một
tiếng là có.”