“Chết tiệt,” ông khẽ thốt lên. “Chết tiệt, chết tiệt, chết tiệt.”
Điều xảy ra kế tiếp là nguồn gốc của những suy đoán quá mức về sau và
đối với Simon Hewitt, một cựu ký giả chính trị chắc hẳn phải biết rõ hơn,
đã có không ít vụ tố cáo lẫn nhau. Bởi thay vì liên lạc với Cảnh sát Thủ đô
London theo yêu cầu của luật pháp Vương quốc Anh, ông lại đem phong bì
và những món trong đó vào văn phòng của mình ở số 12 Phố Downing,
xuôi theo đường phố ấy cách Phủ Thủ tướng ở số Mười chỉ có hai căn. Sau
khi chủ trì cuộc họp thường lệ của ban tham mưu lúc tám giờ, suốt cả buổi
chẳng hề đề cập đến các món đồ nọ, ông đưa chúng cho Jeremy Fallon là
trưởng ban tham mưu và cố vấn chính trị của Thủ tướng xem. Fallon là
trưởng ban tham mưu có quyền lực mạnh nhất trong lịch sử Vương quốc
Anh. Trách nhiệm của chức vụ này bao gồm việc hoạch định các chiến lược
và điều phối các chính sách khắp các bộ khác nhau của chính phủ, điều này
cho ông có quyền chõ mũi vào bất cứ vấn đề nào mình ưa thích. Trong giới
báo chí ông thường được nhắc tới như là “bộ óc của Lancaster”, điều này
khiến ông khá thích thú, còn về cá nhân Lancaster thì hẳn là không được
hài lòng.
Phản ứng của Fallon chỉ khác nhau tùy theo ông ấy chọn câu chửi rủa
nào. Theo bản năng trước tiên ông đem tài liệu đến cho Thủ tướng ngay lập
tức, nhưng vì đó là ngày Thứ Tư nên ông đợi tới lúc Thủ tướng ‘sống sót’
vượt qua trận đấu sinh tử như các đấu sĩ hàng tuần, chính là Phiên chất vấn
Thủ tướng. Không có lúc nào trong cuộc họp Lancaster, Hewitt hoặc
Jeremy Fallon đã đề nghị giao tài liệu cho giới chức có thẩm quyền thích
hợp. Họ đồng ý rằng, bắt buộc phải giao cho một nhân vật biết suy xét thận
trọng và có tài, và hơn hết là người trên tất cả mọi vấn đề khác có thể tin
cậy để bảo vệ lợi ích của Thủ tướng. Fallon và Hewitt hỏi Thủ tướng tên
các ứng viên tiềm năng, ông này chỉ nêu tên một người. Có quan hệ họ
hàng và quan trọng hơn nữa, có một món nợ chưa trả. Sự trung thành cá