ong, là nơi cất giữ Các Cuộn sách Biển Chết
. Kế đó là công trình kiến trúc
mới nhất của viện bảo tàng, một tòa nhà hiện đại bằng kính và thép, có
chiều dài sáu mươi cupit
, rộng hai mươi cupit và cao ba mươi cupit. Hiện
giờ nó được phủ kín dưới lớp vải dầu xây dựng mờ đục, khiến hai mươi hai
cây cột của Đền thờ Solomon ở bên trong mà thế giới bên ngoài không thể
nào trông thấy .
Những nhân viên an ninh trang bị vũ khí đầy đủ đứng dọc theo cả hai
bên tòa nhà và lối ra vào ở hướng Đông, cùng một hướng với Đền thờ
Solomon nguyên gốc. Đó chỉ là một bộ phận của cuộc triển lãm gây tranh
cãi nhiều chưa từng thấy trên thế giới do Ban Giám đốc viện bảo tàng tổ
chức. Nhóm haredim (một nhóm trong Do Thái giáo) chính thống cực đoan
của Israel đã tố cáo cuộc triển lãm là hành vi báng bổ Thượng Đế và sẽ dẫn
đến kết quả là một nhà nước Do Thái diệt vong, trong khi ở Đông
Jerusalem của người Ả Rập, những người giữ Đền thờ Mái vòm Vàng lại
xem những cây cột như một trò lừa bịp tinh vi. “Chưa bao giờ từng có một
đền thờ thực sự trên Núi Đền thờ,” đại giáo sĩ Hồi giáo của Jerusalem đã
viết trong một mục op-ed
đăng trên tờ New York Times, “và chẳng cuộc
triển lãm của viện bảo tàng nào từng làm thay đổi sự kiện ấy.”
Mục này dành để đăng các bài viết phản hồi ý kiến công luận; của
một chuyên gia hay ký giả có tiếng nhưng không thuộc ban biên tập (nghĩa
là quan điểm của người này không đại diện cho quan điểm của tờ báo); có
thể tạm hiểu là “bình luận viên độc lập”.
Mặc cho những trận chiến chính trị và tôn giáo khốc liệt nổi lên quanh
cuộc triển lãm, sức ảnh hưởng của nó lan tỏa với một tốc độ đáng kể. Trong
vòng vài tuần lễ từ khi Gabriel phát hiện mấy cây cột, các kế hoạch kiến
trúc đã được chấp thuận, các ngân quỹ được thiết lập và mặt đất được đào
đắp. Nhiều khoản tín dụng thuộc về giám đốc kiêm thiết kế trưởng của dự
án là người gốc Ý. Với công chúng, người ta quen nhắc đến nàng với cái
tên thời thiếu nữ là Chiara Zolli. Nhưng tất cả những người cộng tác trong
dự án đó đều biết tên nàng là Chiara Allon.