hoay với bàn phím nên chẳng thể sửa chữa. Thế là, anh mua sơn mới, kéo
luôn cả hai đứa nhóc vào “phụ việc”. Chà, đã lâu lắm mấy cha con mới có
dịp “lao động” chung. Câu chuyện cứ ríu rít chẳng bù cho mọi ngày, mấy
cha con có dịp tỉ tê, tâm sự gì đâu. Rồi vợ anh tranh thủ chăm sóc mấy chậu
kiểng trước nhà, chị ngạc nhiên đến thích thú: “Ủa, giò lan nhà mình đã ra
hoa rồi mình ơi. Vậy mà lâu nay, em chẳng biết”. Thế là chị hào hứng réo
chồng con cùng đến “chiêm ngưỡng”. Còn anh vừa sơn cửa, vừa hỏi han
con cái chuyện học hành. Công việc cứ thế tuần tự trôi qua. Tiếng nói cười
cả nhà náo nhiệt, vui nhộn hơn khác hẳn mọi Chủ nhật trước.
Rõ ràng, trong bất kỳ tình huống nào người ta cũng có thể tìm được
niềm vui.
Nhiều người rất sợ sự thất bại, cứ mong ước, cầu nguyện sự việc phải
diễn ra như ý mình. Nếu không, họ cảm thấy cuộc đời “bất công” quá. Chị
bạn tôi, thời trẻ yêu anh chàng nghệ sĩ nọ nhưng bị “quăng cục lơ”. Không
chịu được khổ đau, chị thất tình và dại dột quyên sinh, may mà cứu sống
được. Trải qua sự cố đó, sau này, chị nghiệm ra rằng, do đã từng “yêu rất
nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu” (Xuân Diệu) nên càng trân trọng tình
yêu của mình. Với ý thức ấy, chị đã vun đắp, gìn giữ hạnh phúc đang có
mỗi ngày.
Khi gặp những chuyện không như ý, chẳng việc gì bi quan rằng, đời
mình đi vào ngõ cụt. Có câu chuyện về người đàn ông nọ do chiến tranh
nên không còn nguyên vẹn chân tay, tuy vậy, lúc nào ông cũng sống thanh
thản, nhẹ nhàng và được mọi người yêu mến. Ông đã dựa vào đâu để có sự
lạc quan đó? Ông tâm tình: “Tôi biết nhìn cuộc đời bằng đôi mắt sáng suốt.
Khi ngước lên trời, tôi còn thấy bầu trời bao la; khi cúi nhìn xuống đất, tôi
hình dung đến nấm đất lúc về cát bụi, nó nhỏ bé vô cùng. Vậy có khác gì
mọi người đâu? Cuối cùng, nhìn chung quanh tôi thấy rằng, dù sao mình
vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác, vậy hà cớ gì tôi phải trách móc
cuộc đời? Dẫu tôi có nguyền rủa, van xin thì đôi chân của tôi đâu thể mọc
ra lần nữa?”.
Suy nghĩ tích cực ấy, chính là nguồn vui sống đó thôi.