CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 14

HỌC LẠI NGƯỜI XƯA

C

ó một tâm lý đã trở nên phổ biến, hễ cái gì của nước ngoài, thuộc

loại “hàng hiệu” thì người ta tin sái cổ, mặc nhiên thừa nhận giá trị của nó.

Điều này tùy vào lựa chọn mỗi người, chẳng ai có thể “phê phán” ai.

Không chỉ những mẫu mã cụ thể, ngay cả vấn đề tư tưởng cũng thế thôi. Đã
có lần, thi sĩ Bùi Giáng kêu toáng lên: “Chúng ta quen thói ngong ngóng
chạy đuổi theo mọi thứ trào lưu chủ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không còn
giữ một chút tinh thể cỏn con nào để thể hội rằng lục bát Việt Nam là một
cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba sông bảy
hồ
” (Tạp chí Văn số ra ngày 18.5.1973)”. Lục bát Việt Nam, ca dao, đình
làng, cái chày cái cối, con nghê đầu làng, lũy tre, bến nước... vẫn tồn tại
theo năm tháng. Một khi nhìn nhận, phát huy với giá trị văn hóa đích thực
của dân tộc Việt, tôi tin rằng nội lực đó còn đủ sức soi đường cho chúng ta
đi tới.

Vì lẽ đó, khi bắt tay vào làm bộ Hào khí Đông A, trước hết tôi chọn

lấy đời nhà Trần bởi đó là một giai đoạn hùng mạnh, vẻ vang nhất thế kỷ
XIV mà cha ông ta đã không đầu hàng kẻ thù hùng mạnh nhất của một thời
đại: “Không một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt.
Không một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân giặc giày xéo
!”.
Cuối cùng, dân tộc Việt đã chiến thắng. Bài học xuyên suốt của cha ông ta
trong hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước là gì?

Với câu hỏi này, các nhà sử học tha hồ bình luận. Riêng tôi, chỉ xin

mạo muội nghĩ rằng, tất cả kinh nghiệm, bài học ấy chỉ gói gọn trong bốn
từ chiến lược mà nhà văn hóa, nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi đã đề ra:
Mưu phạt tâm công”. Tức “đánh vào lòng người”, nếu thắng được lòng
người, tự khắc thành quách dù kiên cố đến đâu tự nó sẽ sụp; binh mã dù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.