CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 16

Tại sao như thế?
Câu chuyện của anh ngược dòng lịch sử vào năm 1390. Lúc ấy, Chế

Bồng Nga chỉ huy hơn 100 chiến thuyền đến sông Hải Triều (tức sông
Luộc ngày nay). Đối đầu lại là cuộc bày binh bố trận của chiến tướng Trần
Khát Chân. Không ai có thể biết trước chiến sự sẽ kết thúc thế nào. Lúc ấy,
tên tiểu thần của Chế Bồng Nga là Ba Lậu Kê vì bị Chế vương quở mắng,
sợ bị giết nên chạy sang doanh trại quân Đại Việt đầu hàng. Trần Khát
Chân dò hỏi Chế Bồng Nga đang đi trên thuyền nào, Ba Lậu Kê liền trỏ
cho biết quốc vương Chiêm Thành đang ngự trên chiến thuyền màu xanh.
Trần Khát Chân ra lệnh cho các hỏa pháo tập trung nã đạn vào chiến thuyền
đó. Nghe tin Bồng Nga chết tại trận, quân Chiêm Thành thất thần sợ hãi,
tháo chạy tan tác. Không đánh mà thắng. Chỉ từ một gia nhân tầm thường
nhất mà Chế vương phải trả một giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.

Sực nhớ có một triết gia bảo rằng, “lỗ nhỏ đắm thuyền”. Há chẳng

phải là bài học đối nhân xử thế đó sao?

Đọc sử đời nhà Trần, thú thật, tôi rất thích với chi tiết này: “Trước kia,

người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại
giặc xin hàng. Đến khi giặc thua bắt được cả một hòm biểu xin hàng.
Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc” (Đại Việt sử
ký toàn thư). Thượng hoàng Trần Thái Tông đã có một tầm nhìn lớn lao,
khoan dung sau chiến tranh cũng không ngoài mục đích gắn kết lòng người.

Mới đây thôi, từ thời còn chia cắt đất nước, bằng linh cảm của một

người nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn đã nhìn ra vấn đề mấu chốt sau ngày thống
nhất là “dựng lại người” - “dựng người mới như cây sang mùa” trước cả
chuyện nhân sinh, cơm áo “dựng lại nhà”. Hiểu thế nào đây? Tôi nghĩ
“dựng lại người” còn là sự thay đổi tư duy.

Suốt một chiều dài lịch sử, quan niệm “trọng nông khinh thương” đã

hằn vết lâu dài trong tâm trí người Việt. Ai là người trước nhất đã thoát ra
ngoài tư duy cũ kỹ ấy? Khi đặt vấn đề, tôi không nghĩ đến một cuộc tranh
luận. Ở đây với kiến văn hạn hẹp, cho phép tôi được dừng lại với nhân vật
Trần Khánh Dư. Sau chiến thắng, đánh dẹp xong giặc Nguyên - Mông,
Trần Khánh Dư vẫn giữ chốt ở Vân Đồn. Vùng đất này, xưa nay người dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.