lắng, mặc cảm... Nằm trên giường bệnh, tôi suy nghĩ về chất lượng cuộc
sống và cả về chất lượng cho chuyến du hành cuối cùng của cuộc đời. Thật
xấu hổ tôi đã lo âu chỉ vì một viên sỏi bé tí... không là một cái gì so với
hàng trăm ngàn bệnh nhân ở đây. Với tôi, bệnh viện là nhà, quanh tôi toàn
là thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp, gia đình... rất quen thuộc và thân thiện
nhưng tôi vẫn lo lắng”.
Có như thế, các thầy thuốc mới có dịp soi rọi lại chính mình.
Thật vậy, thế giới đó có những điều kỳ diệu mà lâu nay ta chưa có điều
kiện nhìn nhận, suy ngẫm.
Không phải ngẫu nhiên, trong tác phẩm lừng danh Quy luật muôn đời,
nhà văn người Georgia Nodar Dumbatze đã viết một câu mà thoáng đọc
qua, ta thấy trái khoáy: “Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong
đời”. Trời đất ơi, ắt nhiều người đặt câu hỏi: “Tại sao lại nhấn mạnh một
điều kỳ cục vậy hả? Gặp nhau, người ta chúc nhau, mừng nhau khỏe mạnh
đời yêu đời, chứ sao lại nói đến chuyện ốm đau?” Nhà văn Nodar
Dumbatze giải thích ngắn gọn: “Như vậy sẽ có dịp phân tích và đánh giá lại
toàn bộ quãng đường đã qua”.
Khi đang khỏe như voi, chỉ cần gặp chuyện “nhỏ như con thỏ” cũng
khiến người ta dễ nổi nóng, nhất định phải “ra tay” ngay tắp lự nhằm thể
hiện “cái tôi” không thua ai, không sợ ai. Chẳng hạn, bước vào quán ăn sau
khi nốc dăm chai bia, uống vài chén rượu, nhìn qua bàn bên cạnh chợt thấy
ánh mắt nhìn là lạ, ta liền gân cổ quát: “Mày nhìn đểu đấy à?”. Người kia
chưa kịp phân trần, ta đã nổi nóng lao qua “ăn thua đủ” cho bõ ghét. Mà
trên đời “vỏ quýt dày thì móng tay nhọn”, chẳng ai phải sợ ai. Ta đánh họ,
họ cũng đánh lại ta. Cả hai hùng hùng hổ hổ một phen bất phân thắng bại,
cứ như thể đối mặt với kẻ thù không đội trời chung, đã từng có mối thù
thâm căn cố đế.
Rốt cuộc, cả hai... cùng gặp nhau trong bệnh viện.
Chuyện gì xảy ra sau đó?
Sau một giấc mê mệt bất tỉnh nhân sự không biết trời trăng mây gió gì
sất, vừa tỉnh dậy, anh A liếc qua gường bệnh nhân B, chỉ cách nhau một sải
tay, anh nghe được tiếng òa khóc, giọng thủ thỉ của cô bé lên mười: “Cha