SAU CƠN MƯA, TRỜI LẠI SÁNG
K
hông chỉ với tuổi mới lớn, bất kỳ ai một khi đã lao vào tình yêu
như thiêu thân đắm đuối ánh đèn cũng đều có lúc cảm nhận cay đắng:
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn”. Buồn như thế nào?
Buồn đến độ tuyệt vọng, có lúc tưởng rằng, nếu chết đi thì sung sướng biết
bao nhiêu. Họ không thể chịu đựng nổi cảm giác: “Nhớ ai bồi hổi bồi hồi/
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”. Làm sao có thể chịu đựng được
vì trong lúc mình nhớ nhung da diết đến trằn trọc mất ăn mất ngủ,
chàng/nàng lại tếch theo người khác, dung dăng dung dẻ hú hí nơi nào đó.
Chỉ cần mường tượng đã giận sôi gan, nghiến răng kèn kẹt những muốn
nhảy bổ vào ăn tươi nuốt sống ngay tắp lự.
Trước tình huống này, mỗi người có sự lựa chọn khác nhau, tùy theo
tâm thế và bản lĩnh văn hóa. Tôi rùng mình khi đọc trên báo, biết rằng có
những người giải quyết bằng cách “ăn thua đủ”. Sự bạo lực, máu me chảy
dài trên trang báo, đọc và nhìn hình ảnh ấy khiếp quá. Chỉ có thể nhắm
nghiền mắt mà tự nhủ “Nam mô A Di Đà Phật”; hoặc “Amen! Lạy Chúa
tôi”.
Hôm nọ, có cô bé sinh viên hỏi rằng: “Chú ơi! Bản chất đích thực của
tình yêu là gì?”. Tôi ngần ngừ, suy nghĩ và hỏi lại: “Theo cháu thì sao?”.
Cô bé tròn xoe mắt trả lời: “Thưa chú, đó là sự chiếm hữu”. Nhiều người
vẫn nghĩ như thế. Một khi đã yêu nhau, người đó phải hoàn toàn thuộc về
mình. “Thuộc về” theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Với quan niệm ấy, kẻ
khác đừng hòng có cơ hội nhảy vào “xâm chiếm”. Do đó, một khi “chủ
quyền” có nguy cơ bị xâm phạm, phản ứng trước nhất của họ là gì? Là sử
dụng bạo lực để giải quyết! Thậm chí, cho dù cả hai người cùng một điểm