SƯỚNG, KHỔ CŨNG TỰ LÒNG
MÌNH
“T
ôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Khi hãy còn ở cái tuổi mà
những đứa trẻ khác được chiều chuộng, nâng niu, ẵm bế, riêng tôi là đứa
bé một mình phải chịu nhiều nỗi gian lao”. Câu văn của Vũ Trọng Phụng,
chắc nhiều người vẫn còn nhớ. Tuy vậy, dù trong hoàn cảnh đó, có người
lúc nào cũng lạc quan yêu đời và dám sống mạnh mẽ. Ngược lại, dù điều
kiện sống thuận lợi hơn, nhưng có người vẫn luôn canh cánh trong lòng
một nỗi khổ.
Sao lại không khổ?
Sáng bảnh mắt ra, đã vội vội vàng vàng với công việc của mỗi ngày
đang ùn ùn lao tới. Này phải đưa con đến trường, rồi ba chân bốn cẳng
chạy vào cơ quan, mở máy tính vùi đầu vào các mẫu biểu, con số, kế
hoạch... Nhức cả mắt. Mệt cả đầu. Mà nào có yên đâu, thỉnh thoảng sếp lại
nhắc nhở, cằn nhằn, gắt gỏng: “Việc này đã làm đến đâu? Việc kia đã thế
nào?”. Chiều về đến nhà, mệt bở hơi tai lại nghe vợ/ chồng “chửi chó mắng
mèo” bởi sự bực dọc vô cớ nào đó. Ấy là chưa nói đến lúc bệnh hoạn, thiếu
thốn, thu nhập quá bèo không đủ tiền mua sữa cho con, thiếu tiền nhà trọ...
Không phải ngẫu nhiên nhiều người tâm đắc với “chân lý” cỡ như:
“Đời là bể khổ”. Nhà thơ Đoàn Như Khuê từ năm 1917 đã viết bài thơ Bể
thẳm, có những câu thật ai oán:
Mới lọt lòng ra đã khóc rồi
Kiếp trần ngán lắm chị em ơi
Một lần mình khóc, lần người khóc
Sống thác đôi lần giọt lệ rơi.