CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 32

cảnh, di tích văn hóa; ăn những món ăn đặc trưng và cuối cùng (nói thật
nhá, đừng cười) là... yêu một người nơi đó.

Du lịch lúc người ta còn trẻ, tôi nghĩ nên tập cho mình một thói quen:

quan sát và ghi chép. Nếu đi chỉ mà đi, nhìn chỉ mà nhìn thì các hình ảnh ấy
sẽ lướt qua rất nhanh. Và quên.

Tập bút ký Du lịch của người câm, tôi đã viết sau chuyến đi công tác

tại Hà Lan, sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có phần trong đó, tôi đã
phát hiện ra cái sự “tầm thường” bởi ai cũng nghĩ tầm thường! Đó là một
văn bản tiếng Việt khi tham quan quần thể du lịch Zaanse Schans ở
Amsterdam. Trời, ở một nơi hiếm có thể “bói” đâu ra người Việt mà tìm
thấy được tiếng Việt thì lòng ta sẽ tự hào và sung sướng như trẻ thơ gặp
Tết. Tôi nghĩ đó cũng là “hàng độc” bên cạnh những đặc sản tiêu biểu của
Hà Lan. Họ viết như sau: “Chào mừng quý khách đến quạt gió làm bằng
màu sơn “De Kat”. Sự tham quan quạt gió hoàn toàn chịu trách nhiệm khi
tai nạn xảy ra. Ông bà giúp đỡ chúng tôi trong quạt gió này không hút
thuốc, không bước qua những nơi đã chặn lại, hoặc kéo cờ - tông...”.

Đến thế kỷ XXI, mà tiếng Việt còn sử dụng ngô nghê đến vậy, tôi

không chua xót cũng không buồn cười, vì ít ra tiếng Việt yêu dấu cũng đã
đến được xứ sở của những danh tài như Van Gogh; của những đặc trưng
văn hóa như hoa tulip, guốc gỗ, cối xay gió...

Khi đến nước Mỹ, trở về, tôi viết Một ngày ở Mỹ cũng là cách để trình

bày những gì mình đã quan sát và ghi chép. Điều khiến tôi kinh ngạc mà
đến nay vẫn chưa ai lý giải giúp tôi cái sự thắc mắc rất trẻ con này: Tại sao
trong các khu vui chơi, đường phố của họ lại sạch đến thế. Họ quét rác lúc
nào vậy? Tại sao trong các khu vui chơi ấy, khi ăn xong, lúc đứng lên, họ
lại tự giác dọn sạch sẽ bàn ăn của mình? Tại sao họ lại tự giác xếp hàng
một cách bình thản và nhẫn nại đến thế? Đó là do văn hóa hay là nền tảng
của giáo dục? Đi cũng có nghĩa là học. Học từ trong thực tế mà hai con mắt
ta đã nhìn, đã quan sát và trí óc ta vừa nhận thức được.

Nói thật, tôi rất khoái nhìn hình ảnh các Tây ba lô, những cô gái

Nhật... lang thang trên đường phố Sài Gòn. Chỉ dăm ba người, với vật dụng
cần thiết, họ có thể đi đến nước ta và vui sống như người bản xứ. Những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.