CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 34

GIANG HỒ TA CHỈ GIANG HỒ

VẶT

T

rong một tập tùy bút của Nguyễn Tuân, ông có lấy câu văn của nhà

văn Paul Morand làm đề từ, đại khái: “Ước gì sau khi chết đi, người ta lấy
da mình thuộc làm va li
”. Để làm gì vậy? Để chiếc va li ấy tiếp tục được
theo khách viễn du đến những chân trời mới. Với ý tưởng ấy, Nguyễn Tuân
đã triển khai thêm một ý mới hẳn: “Cái va li đẹp nhất ở cuộc đời này vẫn là
một cái va li chứa toàn bản thảo của những năm, những tháng đi làm việc
thui thủi ở phương xa trở về
”. Đó là quan niệm “đi để viết”. Phóng tầm mắt
đến những chân mây cuối trời để đem về những câu văn tươi rói.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu cho “lý thuyết” ấy.

Lúc vợ mới sinh con trai đầu lòng được hai tháng, Nguyễn Tuân cùng bạn
bè rủ nhau trốn đi Thái Lan, vừa chân ướt chân ráo đến Bangkok thì bị bắt
và giải về Hà Nội. Được thả về, ông làm chân giữ kho ở Nhà máy đèn
Thanh Hóa. “Một hôm chủ sở bắt gặp tôi đang đánh máy - đây không phải
là công việc của tôi - nó hỏi tôi đánh máy cái gì, bạn bè chung quanh nói
anh ấy đang làm thơ, thằng chủ sở tức mình, xách cả cái máy định ném vào
đầu tôi, may mà tôi tránh được, thế là tôi bỏ việc”. Vợ ông kể lại: “Không
được bao lâu, nhà tôi lại xách va ly ra đi. Tôi không hề ngăn cản nhà tôi
trong những chuyến đi. Rất yêu quý và phục ông ấy, tôi không muốn làm
phiền ông mặc dù xa ông, tôi buồn biết bao nhiêu”.

Biết làm sao được, khi mà Nguyễn Tuân là người tôn thờ “chủ nghĩa”

xê dịch và thèm đi “giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan
niệm cũ, làm tiêu mất bao giá trị tinh thần
” (Vang bóng một thời). Chính
trong thời đi giang hồ, ông có gửi về cho vợ... bài thơ! Ấy là lúc ông theo
đoàn làm phim của Nguyễn Doãn Vượng sang Hồng Kông đóng phim

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.