CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 35

Cánh đồng ma. Bài thơ viết vào dịp cuối năm nơi đất khách quê người mới
não ruột làm sao!

Bốn bể cũng là nhà
Tết này lại ở xa
Hồn quê theo lá rụng
Đất khách đóng trò ma
Gió bụi quên ngày tháng
Biển hồ gặp xông pha
Đừng cho đàn trẻ biết
Rối ruột khách thiên nha
Thời đó, với các văn nghệ sĩ Việt Nam có thể “đi để viết”, nhưng cũng

lắm khi đi chỉ để mà... đi! Vậy thôi. Nhà thơ Nguyễn Bính vào chơi Huế,
gặp tiết mưa dầm sụt sùi ông đã ngao ngán ngẫm nghĩ đến thân phận mà
viết được tuyệt bút Giời mưa ở Huế: “...Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội/ Bốn
tháng hình như kém mấy ngày/ Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh/ Để rồi nằm
mốc ở nơi đây/ Thuốc lào hút mãi người ra khói...”.

Nhưng đã “thèm đi” thì không thể chôn chân mãi ở một xó đời. Năm

1943, ông cùng nhà văn Tô Hoài, Vũ Trọng Can vào Sài Gòn. Trong hồi
ký, tác giả Dế mèn phiêu lưu ký có kể lại những chi tiết khá cảm động
những ngày của “Những lang thang, những thất vọng, vô vọng bất đắc dĩ
rằng: “Ở trên tàu bước xuống ga xe lửa giữa thành phố, chẳng có người
quen đến mức phải ra ga đón và trong túi không ai còn một xu. Chợ Bến
Thành với cái bãi bùng binh trước mặt, người ta ăn uống rào rào như tằm
ăn rỗi. Làm thế nào bây giờ?
”.

Điều khá bất ngờ với thế hệ chúng ta là lúc ấy, ba chàng trai trẻ trong

cảnh “Quê nhà xa lắc, xa lơ đó” đã thuê rạp Thành Xương để “diễn
thuyết” kiếm sống! Nhưng chẳng bao lâu, họ chia tay nhau, trong khi hai
người kia khăn gói về Hà Nội thì Nguyễn Bính tiếp tục trôi nổi gió bụi
giang hồ, ông đi xuống tận Hà Tiên thăm thi sĩ Đông Hồ và Mộng Tuyết.
Một chuyện tình tuyệt đẹp đã diễn ra trong những ngày ngắn ngủi này. Nữ
sĩ Mộng Tuyết có kể lại: “Dưới ngọn đèn dầu lửa lù mù, một cô cháu tôi,
cô Tú Ngọc, đọc truyện Tam Quốc Chí của Phan Kế Bính dịch cho má tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.