Đó là căn nhà trong hẻm Pasteur, số 63/5 - sau rạp hát Vinh Quang. Bà
cụ Trần Thị Năm, nay 80 xuân, lưng còng, tóc bạc trắng, cụ điềm đạm kể:
“Từ năm 1942, ông bác của tôi là ông Kỉnh từ làng Vân Đình (Hà Đông)
vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông bán gánh phở Bắc trên đường Lagrandière
(nay là đường Lý Tự Trọng). Mãi đến năm 1949 mới chuyển về đây mở xe
phở, tôi còn nhớ lúc đó mỗi tô chỉ có 2 xu, tô đặc biệt 3 xu. Sau ông Kỉnh
truyền nghề cho cụ Minh - là anh ruột tôi. Thuở ấy, phở Bắc không có giá
và lỉnh kỉnh các loại rau như bây giờ, nhưng vì khẩu vị của người Sài Gòn
nên chúng tôi phải chiều theo”.
Ăn một tô phở có mặt xưa nhất ở phương Nam nay còn sót lại, tôi
nhận thấy, dù có thêm các loại rau khác nhau, nhưng hương vị Bắc còn
nồng nàn, đằm thắm ở chỗ nước lèo thơm mùi bò mà ta vẫn tưởng không
phải mùi bò và nhất là nước trong, không gây béo dù loáng thoáng mỡ. Tô
kiểu nhỏ. Đũa là loại đũa “sóng lá” màu đen làm bằng cây dừa nước nên
không “bắt” mỡ. Đang trầm ngâm như một triết gia “nghiên cứu” về sức
hấp dẫn của phở thì ông An - con của cụ Minh - nay là chủ nhân phở Minh
ân cần đến tiếp chuyện với tôi. Ông cho biết, ngày xưa ở trong hẻm này là
một loạt quán phở mọc lên nhưng nay chỉ còn mỗi một gia đình ông “trụ”
lại được.
Thuở ấy, khoảng thập niên 1950, các văn nghệ sĩ, chính khách... nườm
nượp đến đây bất kể ngày đêm. Hỏi thêm những người cao niên ở Sài Gòn,
họ xác nhận là đúng, thuở ấy ai mà không mê phở trong hẻm Pasteur này!
Chao ôi! Trong số những thực khách ấy, có lẽ ông Trần Rắc - chủ hiệu giày
trên đường Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn) mới thật sự là người có
tâm hồn... thi sĩ nhất. Vì khoái phở Minh mà ông đã sáng tác mấy câu thơ
tặng chủ quán treo trong quán chơi. Thơ rằng:
Nô nức đồn vang khắp thị thành
Trần Minh phở Bắc đã lừng danh
Chủ đề: tái, chín, nạm, gầu, sụn
Gia vị: tương, rau, ớt, mắm, chanh.
Những vần thơ chân thành và đáng yêu ấy đã khiến tôi nhớ đến Tản
Đà. Bấy giờ, Tản Đà phụ trách trang thơ. Nhưng do say sưa suốt ngày nên