CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 52

2.

Em dẫn tôi đi trong nắng mới
Lơ đễnh bàn tay níu dịu dàng
Còn tôi rét cóng mơ về phở
Từng cọng hành thơm... gió tơ vàng.

C

ũng giống như sự phát minh nào đó về mẫu mã thời trang, phải có

thời gian để hoàn thiện dần, phở cũng vậy. Từ trước những năm 1930, có lẽ
phở chưa định hình như bây giờ mà còn phải mày mò cải tiến để ngày càng
phù hợp với khẩu vị của người sành ăn. Giống như thơ vậy. Từ bài Tình già
của Phan Khôi thoạt đầu gây tiếng vang dữ dội trong dư luận, nhưng phải
đợi đến sự xuất hiện của những “kiện tướng” như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử,
Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê... thì phong trào Thơ Mới mới thật sự
chiếm lĩnh trên thi đàn.

Theo một tài liệu đáng tin cậy thì vào những năm 1928, người ta còn

thêm vào trong bát phở cả dầu vừng, đậu phụ và gọi là “phở cải lương”. Sự
“thể nghiệm” như thế không phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nên
đột nhiên một ngày kia nó lặng lẽ rút lui khỏi bát phở mà không cần có một
lời giải thích nào cả. Những người sành điệu nhất thiết phải ăn phở bò.
Nhưng rồi phở gà lại xuất hiện.

Thử hỏi một cách nghiêm túc rằng, nó ra đời trong ngày tháng năm

nào?

Này nhé, thời “tiền chiến”, ở Hà Nội trong những ngày thứ sáu và thứ

hai không có thịt bò, tất nhiên những người mê phở đau khổ lắm vì những
gánh phở đành phải “treo gánh”. Thế là, trong “cái khó ló cái khôn”, nhiều
người bèn xoay ra lấy thịt gà thay cho thịt bò. Tất nhiên, những chuyên gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.