ngợp” trước vẻ đẹp đơn sơ, trong trắng ấy.
Nói đầy đủ về lịch sử áo dài, phải là một công trình nghiên cứu công
phu. Tôi dám quả quyết rằng, áo dài chính là sự cách tân từ kiểu áo dài năm
thân truyền thống. Ngày 11.2.1934, trên báo Phong Hóa có bài viết Vẻ đẹp
riêng tặng các bà các cô, tung ra kiểu “áo dài Le Mur” của họa sĩ Cát
Tường. À, lạ chưa? Nhìn hình ảnh tư liệu, tôi nhận ra áo dài của thuở mới
phôi thai là “cổ bánh bẻ”, “cổ viền” và phần tay áo là kiểu “đuôi tôm”,
“quả tim”... Chắc chắn nhà văn Nhất Linh cũng góp phần không nhỏ tạo
bởi các tranh minh họa do ông vẽ. Bấy giờ, tờ Phong Hóa rồi sau đó Ngày
Nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương in số lượng lớn nên áo dài “tân
thời” được quảng bá rộng rãi.
Ngay từ khi ra đời, áo dài mặc nhiên đã trở thành trang phục đặc trưng
của con cháu Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Nét đẹp ấy đã trở thành biểu tượng
của Việt Nam và mãi mãi trường tồn cùng Đất nước. Sau này, suốt một thời
gian dài, do đời sống khó khăn, như một lẽ tự nhiên, tà áo dài biến mất
trong sinh hoạt đời thường. Nếu có ai cắc cớ hỏi, vậy áo dài “sống” lại tự
lúc nào? Không riêng gì tôi, cả thảy đều có một “đáp án” chung: Từ khi đất
nước bước vào thời kỳ Đổi mới. Sự trở lại này đã tạo một tiếng vang lớn
trong dư luận thời ấy và đến nay vẫn còn âm vang.
Sự hấp dẫn kỳ lạ của trang phục đã tôn vinh vẻ đẹp nữ tính của phụ nữ
Việt khó có thể có câu trả lời chính xác, “trầm trọng” cỡ như: “Tại sao? Vì
lý do gì?”. Mà đôi khi, cũng chẳng nên tìm hiểu bằng lý trí rạch ròi như
cộng trừ nhân chia, cứ để cảm nhận ấy đến tự nhiên, như đã gió thì bay, và
rõ ràng trong áo dài tự nó đã có... gió. Bằng chứng, khi nhìn một người phụ
nữ bước đi, nhìn những đường nét gợi cảm của hình thể, ta chỉ thấy thấp
thoáng mờ mờ ảo ảo bởi tà áo đã chuyển động che khuất. Chuyển động
theo gió. Chuyển động theo mỗi bước đi nhịp nhàng.
Có lẽ cô bé Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp nếu mặc quần
jeans, áo thun, đi giày thể thao thì khó có thể hớp hồn các chàng trai qua
nhiều thế hệ. Tại sao như thế? Với cách ăn mặc tân thời, dù có thuận tiện
cho việc đi chùa đông đúc, phải đi qua“đường vách đá cheo veo” thì cũng
làm sao có thể sống trong tâm trạng nhí nhảnh, thổn thức, đáng yêu đến lạ