GÓI MÂY TRONG ÁO...
C
ó lẽ ấn tượng mạnh mẽ, khó quên nhất trong ký ức tuổi thơ tôi là
năm tháng hoa niên, có lần đi cắm trại ở Huế. Ngày đó, trên đường lên chùa
Từ Hiếu, bất ngờ nghe vọng lại lanh lảnh tiếng rao bán chè. Từ con đường
làng vi vút thông reo, tôi nhìn thấy một phụ nữ mặc áo dài màu lam, đi
chân đất, trên vai là đôi quang gánh. Chè ngọt và ngon. Khi bà bước đi, từ
phía sau, tà áo phất phới reo vui, thoảng nhẹ theo gió. Hình ảnh như thật
như mơ ấy đã đi vào tâm thức của cậu trò mới lớn. Và sau này, tôi còn bắt
gặp áo dài trên xuôi ngược đường phố.
Có lẽ xốn xang lòng người nhất vẫn là mùa hè, hoa phượng đỏ ngập
sân trường, tiếng ve kêu râm ran, giữa trưa nắng lại thấy dập dìu nữ sinh
khoác áo dài trắng. Ông thi sĩ Hoàng Trúc Ly, có lần đứng trước trường Nữ
Trung học Hồng Đức ở Đà Nẵng, nhìn thấy hình ảnh đó, thốt lên: “Ô hay,
con gái bay nhiều quá/ Hai cánh tay mềm như cánh chim”. Tà áo trắng ấy,
như cánh chim ư? Tại sao không?
Tùy theo tâm trạng lúc vui hoặc buồn, ngậm ngùi hay hào hứng khi
bắt gặp tà áo dài, mỗi người có sự liên tưởng khác nhau. Ông Paris có gì lạ
không em Nguyên Sa bằng tâm thức rất mơ mộng đã băn khoăn tự hỏi: “Có
phải em mang trên áo bay/ Hai phần gió thổi, một phần mây/ Hay là em
gói mây trong áo/ Rồi thở cho làn áo trắng bay?”. Ngay cả người Việt
Nam “chính hiệu con nai vàng” cũng chưa thể lý giải hết ma lực quyến rũ,
nền nã của tà áo dài thì người ngoại quốc còn ngắc ngứ đến dường nào?
Nói như nhà văn Võ Phiến, có thể họ chỉ trầm trồ thốt lên ngạc nhiên:
“Chời ơi! Áo dzài”. Nghe mà thương quá!
Tà áo dài từ bao đời nay đã “hớp hồn” biết bao tao nhân mặc khách.
Mỗi người có một sự liên tưởng khác nhau và có cảm giác ai cũng “choáng