CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 63

3.

P

hẩm hạnh của hạt gạo là gì?

Tôi không dám lý sự dài dòng. Chỉ xin kể lại một kiểu làm bánh chỉ có

thể có ở chiến trường Tây Nam. Đến bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn thấy cái vị
“dẻo thơm muôn hạt” còn ấm trong lưỡi, thơm trong răng. Khi có gạo, nhất
là vào những dịp Tết, để có thức ăn mừng năm mới, mừng thêm một tuổi
được sống sót sau những lần bị phục kích. Không biết ai nghĩ ra cái từ nghe
là lạ, ngồ ngộ - nghĩa là hôm nào có cái gì ăn khác hơn, ngon hơn hằng
ngày đều gọi tuốt là “cải thiện”! Anh nuôi của chúng tôi đã “cải thiện” như
sau:

Trước hết là sàng, sẩy để lựa ra những hạt gạo ngon, vo sạch rồi đổ

vào xoong quân dụng. Mọi ngày chỉ bằng nước suối, nay có thêm cả nước
thốt nốt nữa. Khi cơm sôi, mở nắp vung ra ta sẽ thấy dậy lên trong không
gian một mùi thơm man mác, như hương trinh nữ lần thứ nhất hẹn hò bẽn
lẽn. Cái thơm như rụt rè, thấp thoáng khiến ta vừa muốn vồ vập, nhưng lại
ngần ngại... Ngần ngại cũng đúng thôi, vì lúc ấy chúng tôi đói, đang rất đói
nên những muốn ăn ngay nhưng phải nén lòng chờ phút Giao thừa thiêng
liêng đang đến gần.

Lúc cơm đã chín, anh nuôi đổ ra cái rổ lớn, đặng mau nguội và chúng

tôi được phân công nén lại thành từng chiếc bánh dẻo, hình tròn. Bánh chỉ
ngon khi khoảng một chén cơm nóng được bỏ vào khăn tay rồi nhồi đi,
nhồi lại nhiều lần. Hạt cơm vỡ ra, quyện vào nhau bền chặt. Chặt chẽ như
vần thơ song thất lục bát không bao giờ chệch vần! Đến lúc thấy bánh cơm
dẻo đã đạt yêu cầu của “hàng Việt Nam chất lượng cao”, chúng tôi ấn ở
giữa một lõm sâu vào và đặt vào đó một cục đường thốt nốt chỉ bằng ngón

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.