CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 62

2.

C

ái hình ảnh hạt lúa có một sức mạnh khủng khiếp, thúc giục từng

bước chân “đi tải gạo” nhanh hơn, nhưng cũng thận trọng hơn. Khi trở về
đến hậu cứ thì trời cũng rạng sáng. Tiếng gà rừng gáy le te phía chân đồi
như thúc giục bình minh đến sớm hơn. Vén màn sương, chúng tôi vào kho
quân nhu nhận gạo. Trong lúc gạo được đổ đầy ba lô, đổ đầy vào ruột
tượng, chúng tôi thường tranh thủ bốc từng nhúm gạo bỏ vào mồm nhai
trệu trạo. Nhai như như một đứa trẻ nhai bầu sữa mẹ sau lâu ngày đói sữa.
Chao ơi! Có đói, có thèm, có mơ, có nhớ thì mới cảm hết cái vị bùi bùi, cái
hương ngòn ngọt tan dần, tan dần trên lưỡi. Nước bọt ứa ra chân răng. Tôi
nhủ tôi, đừng vội nuốt, hãy ngậm miệng lại để từng phút cảm nhận trên
từng centimet của cảm giác cái hương vị nhà quê.

Vâng, gạo là quê nhà chứ còn gì nữa.
Có những ngày bám chốt, chúng tôi phải ăn gạo sấy. Trời! Bẽ bàng

làm sao, vô duyên làm sao cái hạt gạo đã được chuyển qua công nghệ sấy
khô, đựng trong bịch nylon. Nước sôi đổ vào, cột túm lại giữ hơi nóng. Lát
sau, gạo nở ra từng hạt vàng hoe. Từng hạt rời rạc. Nửa mềm nửa cứng.
Nửa nam nửa nữ. Nửa đêm nửa ngày. Chẳng ra làm sao. Nhưng rồi cũng
phải cố mà nhai, cố mà nuốt và cố mà sống cho qua những ngày tàn khốc
của cuộc chiến. Lúc ấy mới thấy ông cha mình tài tình thật. Nói về cái ma
lực ngàn đời quyến rũ của hạt gạo, chỉ với bốn từ “dẻo thơm muôn hạt”
đủ sức khái quát hết giá trị nhân văn của nó. Bốn từ ấy, thuyết phục ta hơn
cả hàng trăm trang luận văn phân tích về phẩm hạnh hạt gạo của những vị
tiến sĩ chưa một ngày cầm trên tay hạt gạo, chưa một lần được thấy cây lúa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.