CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 9

điệu”? Cũng là một... “bí mật”! Dù thế nào đi nữa, nhưng chắc chắn phải là
loại thượng hạng, phải là nước mắm Nam Ô thì mới... đúng “bài bản”!

Nay tôi đã lớn. Mẹ tôi đã già. Trong ngày Tết, tôi không còn được ai

làm cho món ăn ấy nữa. Nghĩ lại, thấy bùi ngùi và thương tiếc năm tháng
đã xa...

Hàng ngàn hàng triệu năm nữa, tôi nghĩ, phong vị Tết trong tâm thế

của người Việt vẫn thiêng liêng như thuở nào. Dù siêu thị mọc lên ngày
càng nhiều, hàng hóa đa dạng hơn, nhịp sống có hối hả hơn, tất bật hơn...
nhưng trong ngày Tết, tất cả những thứ ấy lại mang một ý nghĩa khác hẳn.
Món ăn của ngày Tết còn có hương vị của sự sum họp, đoàn tụ; trong bộ
quần áo mới còn có cả niềm vui trong trẻo của ngày Nguyên đán; trong
giọng nói tiếng cười không chỉ mang ý nghĩa thông tin mà còn là nỗi niềm
tâm sự và chia sẻ... Ngày Tết của Hôm Nay, tôi vẫn đón nó bằng tâm thế
náo nức, chờ đợi, hân hoan của Hôm Qua.

Nói đến Tết, ta không thể quên được tiếng gọi thầm vọng lại tự lòng

mình: “Về quê ăn Tết”. Thật hạnh phúc cho những ai còn có nơi chốn để về
đoàn tụ, sum họp cùng gia đình. Cũng như mọi năm, năm nào tôi cũng về
quê trên chuyến bay vào ngày cuối cùng của một năm. Mở rộng lồng ngực
để đón gió mới. Mở to mắt để nhìn nắng mới. Và hy vọng những niềm vui
mới của ba ngày Tết. Vâng, làm sao có thể quên được câu thành ngữ:
Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Nhìn rộng ra,
bao đời nay, người ta dành ngày thiêng liêng nhất cho bên nội (cha), bên
ngoại (mẹ) và thầy dạy nhằm thể hiện đạo lý “tôn sư trọng đạo”. Năm nay,
tôi sẽ khai bút đầu xuân như thế nào? Chưa rõ. Nhưng chắc chắn, tâm trí tôi
nhớ đến mấy câu thơ còn ghi trong gia phả:

Cây có gốc mới sinh ra ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có Tổ tiên trước rồi sau có mình.
(Tết năm Kỷ Sửu)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.