Khi tôi đi bộ đội về, việc làm đầu tiên của tôi là lên nhà ông ngoại tìm
lại ngày tháng tuổi thơ. Kỷ niệm tốt tươi nhất trong đời tôi vẫn là ngày
mồng một Tết, anh em tôi mặc quần áo mới chúc ông bà sống lâu muôn
tuổi, để rồi được dì, cậu, ba mẹ “lì xì” những đồng tiền mới đựng trong
phong bì đỏ chói. Nhưng rồi, tôi bàng hoàng nhận ra cái giếng ngày cũ đã
không còn. Ngày tháng cũ đã mất. Chính vì thế, trong tập thơ Yêu em, Đà
Nẵngcó một đoạn tôi viết “Em đi qua vườn bàn chân bước vội/ Nén nhang
thơm trên bàn thờ ông ngoại/ Thơm hoài nỗi buồn về khuya... Quay về tuổi
thơ không còn ai/ Chỉ gặp trên mái ngói tiếng chim lăn dài”.Vì nhiều lý do,
các dì, cậu đã bán một phần căn nhà cũ của ông bà ngoại và người mua đã
lấp cái giếng ấy, lấy thêm đất dựng nhà. Kỷ niệm cũ của tôi đã chìm sâu
dưới đất. Đã chìm sâu cả trò chơi của tuổi thơ “Nào oẳn tù tì! Cái gì? Cái
kéo/ Cùng kéo co nhau ngày Tết đến rồi/Nồi bánh chưng xanh con chim lè
lưỡi/ Chơi trò chơi nhỏ em gọi Tết ơi!”.
Bây giờ cũng gọi Tết ơi! Nhưng lại thấy xa xăm quá đỗi...
Nay, tôi đã bước vào lứa tuổi biết “sợ Tết”. Bởi sợ thời gian lướt qua
nhanh. Dù vậy, giếng nước nhà ông ngoại vẫn còn trong văn vắt trong tâm
tưởng. Tôi lại nhớ đến Tết xưa, chiều ba mươi mỗi năm, bà ngoại tôi dán tờ
vàng mã màu son rực rỡ bên thành giếng, trên giếng có đặt mâm ngũ quả,
nén nhang, đèn sáp thắp đỏ rồi khấn vái bà Thủy Long. Xong lễ, bà thả gàu
xuống múc một gàu nước trong vắt để dành cúng đầu năm.
Mỗi lần Tết đến, nhiều người lại nhớ những món ăn mẹ nấu cho ăn
thuở ấu thơ, nó luôn ám ảnh trong trí nhớ, ngọt bùi trong ký ức. Có thể sau
này, khi lớn lên ta được ăn biết bao “món ngon vật lạ” trên đời nhưng cũng
không thể sánh nổi... Bởi món ăn của ngày xa xưa ấy không chỉ có ý nghĩa
vật chất mà còn chứa cả tấm lòng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Món
ăn ngày Tết, tôi thích nhất là thịt heo ngâm nước mắm. Không rõ, trong
Nam ngoài Bắc có món này không? Là những miếng thịt heo thật ngon,
đem luộc chín (nhưng chín đến mức độ nào là một “bí quyết” của người nội
trợ tài hoa). Sau đó, vớt ra chờ ráo nước, rồi đặt vào trong thẩu và đổ nước
mắm vào. Điều khó nhất là phải pha chế nước mắm như thế nào mới “đúng