CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 6

VỀ QUÊ ĂN TẾT

Tôi đi giang hồ từ năm mười sáu
Còn quay đầu nhìn lại Ngũ Hành Sơn

T

rong những ngày cuối năm, gió rét tràn về, lá vàng bắt đầu lãng du

trên mặt phố Sài Gòn thì tôi lại nhớ đến câu thơ đã viết. Nhớ, vì đó là lúc
tôi chuẩn bị quay về quê nhà Đà Nẵng. Ngày Tết, ai cũng có một quê nhà
để về, không về được thì bứt rứt không nguôi. “Về quê ăn Tết” chỉ bốn từ
bình dị như sắn, như khoai nhưng gợi trong tâm tưởng của bao người một
âm vang da diết.

Ăn Tết còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Thật lạ, ông bà ta luôn dạy

con cháu phải biết ơn những gì, những ai đã giúp mình, dù ít, dù nhiều
trong quá khứ.

Giã ơn cái cối, cái chày
Nửa khuya giã gạo có mày có tao
Cứ nghe như một lời thủ thỉ tâm sự. Cái chày, cái cối kia không còn là

vật vô tri vô giác, nó đã là người bạn của những lúc “tối lửa tắt đèn” có
nhau. Xã hội Việt Nam thuở xưa sống bằng nghề nông, thường ngày
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” thì ngày Tết “con trâu là đầu cơ
nghiệp
” cũng... ăn Tết. Bà ngoại tôi kể ngày xưa ở Quảng Nam, chiều ba
mươi Tết chuồng trâu, bò được dọn sạch sẽ và chúng được nghỉ xả hơi.
Qua ngày mồng bốn, chúng được đưa ra đồng với cái lễ vui vẻ có cả bánh
tét, bánh chưng hẳn hòi. Sau khi khấn vái, người ta dán giấy vàng mã lên
sừng trâu bò, con nghé thì được dán giữa trán - như lời cầu chúc cho chúng
luôn khỏe mạnh, không ốm đau, không trở chứng xao nhãng công việc.
Cúng xong, bánh trái ấy được phân phát cho trẻ mục đồng. Ấy cũng là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.