CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 134

cách nhân tạo khỏi cơn bão táp lịch sử, buộc phải ngồi nhìn ở tận nơi cùng
trời cuối đất trước sự tàn phá một nền văn minh, nền văn minh của chính
ông, của châu Âu, của Kafka và Freud, của những bạn bè ông, Rilke,
Verhaeren hay Romain Rolland. Khoảng cách đã không tác động gì được
đến điều này, châu Âu đang bị thiêu cháy trong cơ thể của nó, với máu và
lửa trong xương tủy của nó. Không nghi ngờ gì ông đã tự trách mình, trong
những đêm khuya trằn trọc, vì đã rời bỏ con tàu, từ bỏ những gì thuộc về
mình.

Thư tín không còn được chuyển nữa, không gì có thể an ủi sự bất lực của
ông và những hình ảnh đẹp đẽ của vũ hội hóa trang đã không có tác dụng gì
đến nỗi sầu xa xứ, mà trái lại còn khơi động thêm lên. Như thể ông cảm
thấy mình xa lạ, lạc lõng, không còn tồn tại, toát mồ hôi giữa cái đám đông
đang nhảy múa theo điệu samba đến điên cuồng! Cần hình dung ra cái con
người già nua đó đang quay cuồng với mọi cảm nghĩ, bị tước đi mọi mục
đích sống, thương khóc các quán cà phê ở thành Vienne và những buổi
chuyện trò, đang lạc lõng cùng với người vợ mình là Lotte giữa những
người Braxin đầy hoan lạc.

Tư liệu

Bức thư tuyệt mệnh của Stefan Zweig

Trước khi từ giã cuộc đời thật sự tự nguyện và hoàn toàn minh mẫn, tôi
thấy cần thiết phải làm tròn nghĩa vụ cuối cùng: Nói lên lời cám ơn sâu sắc
tới đất nước Braxin, xứ sở kỳ diệu đã cho tôi và công việc nơi tôi nương
náu thật chân tình và hiếu khách.

Tôi ngày càng yêu mến xứ sở này và lúc này không muốn tạo dựng cuộc
sống mới ở bất cứ nơi nào khác, khi thế giới ngôn ngữ của tôi đã biến mất
đối với tôi và tổ quốc tinh thần của tôi, châu Âu, đã tự hủy diệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.