NỖI CÔ ĐƠN CỦA STEFAN ZWEIG
Nếu tự tử hầu như luôn luôn là bức thông điệp cuối cùng gửi cho người đời,
vậy thì cái chết của Stefan Zweig
hay Walter Benjamin tự tử cùng mùa
xuân năm 1942 - người thì sống ở Braxin với vợ, người thì ở biên giới Tây
Ban Nha – bây giờ nói lên điều gì?
Việc trốn cuộc đời mới đây hơn của Primo Levi, Bruno Bettelheim hay
Jerzy Kovinski, những người bị nắm bắt bởi những nổi sợ hãi nào đó, phải
chăng có những cội nguồn sâu xa nhưng bao giờ cũng hiệu lực: Sự dã man
của chế độ Quốc xã? Nếu điều đó là đúng thì phải chăng có thể kết luận
rằng trên một bình diện nào đó, trong những linh hồn bị hủy hoại nào đó,
những kẻ theo chủ nghĩa Quốc xã lại là kẻ thắng cuộc? Tự sát sau khi đã có
thể sống sót, phải chăng đây là sự thất bại cuối cùng của sự tồn tại, của cái
hy vọng phù phiếm trong một thế giới mà những kẻ theo thuyết phủ định
đang chiếm địa vị ưu thắng? Liệu có cần xem Auschwitz như một trái bom
nổ chậm cài giữa trái tim nhân loại, như một cái gì mãi dai dẳng, một sự
hành hình bất tận, nhằm để vĩnh hằng hóa những tội ác của nó, kéo dài
những hậu quả hung hiểm của nó từ thế kỷ này sang thế kỷ khác? Bởi lẽ
chúng nhiều không đếm xuể. Những cuộc tự tử, tức thời hay không giống
nhau, có căn nguyên trong sự bùng nổ lương tri gây ra bởi chủ nghĩa Hitler.
Một tinh thần lớn lao tự hủy hoại cả khi xem ra có những lý do khách quan,
bao giờ cũng vẫn là điều bí ẩn đầy âu lo và cần có một phương thức chữa