Thế là Catherine bỏ ra mấy tháng trời để “giải mã” bản viết tay của bố
mình-thường phải dùng kính lúp để soi hay qua những bức ảnh chụp phóng
to ra Catherine hầu như không biên tập lại nguyên bản, ngoài việc thêm vào
những dấu ngắt câu. Những chỗ sai, những chỗ bị xóa, hay trùng lặp vẫn để
nguyên, còn tên người mẹ và ông chú thì thay bằng tên khác.
Nhân vật chính, Jacques Carmery, chính là bản thân Camus. Bằng chứng về
bản chất tự thuật của tác phẩm có thể tìm thấy trong cái ghi chú mà Camus
đã luôn luôn ghi ở bên lề: “Nhớ thay tên những người này”.
Ông có kế hoạch viết thiên truyện này dài gấp năm lần thế, và tập trung vào
một gia đình nghèo bị kẹt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Algérie
chống lại Pháp. Đối với Michel Cournot, nhà phê bình văn học của tờ
báo Người Quan Sát Mới, cuốn sách đã mang một tác giả thường cách biệt
với độc giả đến gần với họ rất nhiều. “Lần này, ông không còn xa vời. Đây
giống như cuộc đời, với máu me ngập đến khuỷu tay và tất cả những cảm
xúc về chiếc phòng ngủ, con đường, bãi biển và phòng học, với những mùi
vị của chúng và tiếng la hét, và, tiếp ngay đấy, những vụ giết chóc”.
Sự vắng bóng người cha của nhà văn, người ngã xuống chiến trường trong
thế chiến lần thứ nhất vào năm 1914, đã ám ảnh phần lớn thiên truyện. Gia
đình vẫn giữ lại những mảnh đạn đã làm đầu ông vỡ toác ra, cất trong chiếc
hộp thiếc đựng biscuit để trong ngăn tủ.
Ở chương hai, Camus kể lại cuộc đi thăm ngôi mộ của người bố một cách
miễn cưỡng tại nước Pháp theo yêu cầu của bà mẹ. Lúc bấy giờ người con
trai 40 tuổi đã tràn ngập thương cảm khi biết ra rằng con người chôn dưới
chân ông đã chết lúc mới 29 tuổi – “Nơi mà người con lại già hơn bố mình
thì chỉ có điên rồ và hỗn loạn thôi”, ông có lần đã nói thế.
Trong ngôi nhà của Camus không một ai biết đọc. Phần lớn người trong
nhà chẳng mấy khi nói năng – cả mẹ ông và người chú đều nghễnh ngãng.
Chính cái bối cảnh này giải thích cái ý thức nổi loạn về tự do và cái nhu