những chỉ là những kẻ cùng khổ mà còn là những người hùng trong các tiểu
thuyết của con người đã được gọi là Victor Hugo của Braxin.
Trong ngôi nhà lớn mở ra khu vườn rộng, ông ngồi bên bà Zélia, người vợ.
Ông già nhớ lại thời thơ ấu trong khi uống từng ngụm nhỏ nước vắt trái
cây: “Mọi chuyện ở đây chỉ thay đổi trên bề mặt, nhìn bề ngoài. Tất nhiên,
thành phố cùng đất nước đã mang một vẻ khác. Nhưng trong những đặc
trưng cơ bản của nó, Bahia đã không tiến triển. Tôi còn vẫn thấy cảnh
nghèo khổ tiếp diễn. Đơn giản là từ 1985, mặc dù đã hết ảo tưởng, nhưng
nền dân chủ vẫn cho phép chúng tôi hy vọng. Kết thúc chế độ độc tài, chính
là sự bắt đầu tất cả”.
Amado đã biết rõ vùng đông bắc ngay từ khi ra đời năm 1912 ở một thành
phố nhỏ cách Bahia 100 km. Ở đấy, cha ông khai thác một đồn điền trồng
cacao, trước khi những trận lụt tràn tới buộc gia đình phải ra đi. Amado
nhớ lại tất cả: Những lần đọc truyện của Dickens, cuộc bỏ nhà ra đi năm 13
tuổi, cuộc phiêu lưu bắt đầu với chiếc vé xe lửa, những người đàn bà đầu
tiên, phụ trách mục “chó chết” từ năm 14 tuổi của tờ Diario de Bahia, cuộc
cách mạng theo chủ nghĩa tân thời, chế độ độc tài của Vargas mà Amado đã
chống lại bằng cách gia nhập Đảng cộng sản và viết “tiểu thuyết vô sản”.
Jorge Amado cho rằng: “Đó là thời của tất cả các đầu óc bè phái. Người ta
thật sự tin vào chủ nghĩa xã hội. Khi Staline qua đời, Zélia và tôi đều đã
khóc sướt mướt”.
Vào cuối thập niên 50, với cuốn truyện tình Gabriela, quế và đinh hương,
nhiều người đã coi ông như một kẻ phản bội. Điều đó không ngăn được ông
tiếp tục cuộc đấu tranh cho nền dân chủ bằng các khả năng khác, nhất là
dưới thời kỳ độc tài lần thứ hai. Các nhà phê bình văn học cũng không
nương tay. “Quá hoa mỹ kỳ cục, quá dâm dục, quá nhiều truyền thống dân
gian”: Một số phát biểu khi thấy có lẽ trái tim của người kể truyện ở ông
quá rộng lớn và không biết tìm thấy trong các cuốn sách của ông những
đoạn về hoàn cảnh phổ cập hay những vấn đề đặt ra về ảnh hưởng của văn