Chính là điều tôi chưa từng nói với anh.
Được thừa nhận khắp nơi như là một nhà thơ lớn của thế giới, và được dịch
ra 60 thứ tiếng, Nazim Hikmet, đối với những phần tử nào đó, vẫn là một
nhà thơ bị nguyền rủa.
Ngày 24-2-1993, tòa án tối cao Ankara lại một lần nữa từ chối khôi phục
các quyền công dân đã tước đi của Nazim Hikmet vào năm 1951. Zulfre
Livaneli, ca sĩ, nhà soạn nhạc kiêm điện ảnh đã nhận xét: “Mặc dù sự sụp
đổ của Liên Xô, một số người vẫn còn mang những cảm nghĩ rất dữ dằn,
một dị ứng đối với phái tả”.
Sinh ra trong một gia đình tư sản của đế chế Ottoman, Nazim đã xuất bản
những vần thơ đầu tiên vào tuổi 17. Ở Moskva, nơi ông theo học từ những
năm đầu của thập niên 20, ông đã chấp nhận tư tưởng cộng sản. Guengoer
Dilmen, tác giả nhiều tác phẩm sân khấu và là một kẻ nhiệt thành ngưỡng
mộ nhà thơ, đã nói: “Nazim là người theo chủ nghĩa lý tưởng, một nhà
nhân văn chủ nghĩa, người tin tưởng một cách chân thành vào sự bình đẳng
và tình huynh đệ mà chủ nghĩa xã hội đã hứa hẹn”.
Mười ba năm tù ngục
Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước của những nghịch lý và mâu thuẫn. Trường
hợp “con người có cặp mắt xanh xanh” này, như ông thích miêu tả về mình,
là một thí dụ nổi bật. Con người này, bị kết án là đã bỏ trốn sang Liên Xô,
cũng là một người yêu nước thường ca ngợi Tổ quốc trong những vần thơ
của mình.
Đất nước ấy giống như đầu tuấn mã
Đi nước kiệu từ châu Á xa xôi,
Để rồi dầm mình trong