Ở tuổi 63, Don Delillo cuối cùng đã bị các phương tiện truyền thông chộp
được sau khi ông đã không ngừng chơi các trò trốn tìm với chúng. Việc
xuất hiện năm 1997, cuốn Outremonde (Thế giới bên kia), thiên truyện mà
ông được nhà xuất bản ứng trước một triệu USD và cả quyền chuyển thể
thành kịch bản điện ảnh, đã làm cho tác giả trở thành một ngôi sao, ngang
hàng với những tên tuổi lẫy lừng như Thomas Pynchon, Saul Bellow hay
John Updike. Từ đó, người con của một gia đình Italia nhập cư, ra đời ở
Bronx, một khu ngoại ô của New York và lớn lên cùng những người tín đồ
công giáo phái Dòng Tên, đã buộc phải chấp nhận địa vị của một nhà văn
lớn, điều mà ông vừa có thái độ “kính nhi viễn chi”, vừa coi là một thú vui.
Câu chuyện Outremonde mở đầu vào ngày 3/10/1951, trong một trận đấu
bóng bầu dục giữa đội New York Giants và Brooklyn Dodgers. Ngồi lẫn
trên các bậc ghế của khán giả, một gã đàn ông - Edgar Hoover, ông trùm
của FBI (Cảnh sát Liên bang) lo lắng: Ông ta vừa được tin rằng Liên Xô
vừa cho nổ thử trái bom hạt nhân đầu tiên. Mặc dầu sân vận động nổ bùng
lên niềm vui trước chiến thắng của Giants - các chàng trai khổng lồ - và
trong khi một chú thiếu niên cướp được quả bóng của trận đấu, Hoover mặt
cứ quạu lại. Ông ta là người duy nhất biết được rằng thế giới vừa bước vào
một cuộc chiến tranh lạnh.
Từ điều đó, Don Delillo lao vào việc khơi dậy nước Mỹ của cái thời điên
cuồng đã qua, theo cái cách khiến người ta nhớ lại nghệ thuật đồng hiện
của Jules Romains và những thủ pháp của John Dos Passos. Những nhân
vật lịch sử, những kẻ vô danh và những nhân vật tưởng tượng chạm trán
nhau, theo dõi nhau, gặp nhau lại, yêu nhau hay chia tay nhau trong thiên
truyện mà những thời đại và những số phận đan kết ràng rịt với nhau. Tác
giả đã đi ngược dòng thời gian. Mọi thứ đều diễn ra ở đấy: Sự thống trị của
thông tin và các phương tiện truyền thông, sự cô đơn của mỗi cá nhân và
cái chứng hoang tưởng của đám đông, đức tin Công giáo và cuộc khủng
hoảng tên lửa ở Cu Ba, ma túy và tình dục, các cuộc chiến tranh Triều Tiên
và Việt Nam, điện ảnh, quảng cáo, vũ trường đen và trắng của Truman