phá Mistero Buffo viết năm 1969. Những vở kịch của ông lấy cảm hứng từ
nền kịch hài Ý dell’arte và các nhà văn thế kỷ XX như Vladimir
Maiakovsky và Bertolt Brecht.
Quyết định trao giải Nobel cho ông, tuyên bố của Viện Hàn lâm Thụy Điển
viết: “Trong nhiều năm Fo đã trình diễn khắp thế giới, có lẽ hơn bất cứ một
kịch sĩ nào khác đương thời, và những ảnh hưởng của ông rất to lớn. Nếu
bất kỳ ai xứng đáng với danh hiệu vai hề trong ý nghĩa thực sự của từ đó thì
chính là ông”. Sức mạnh của ông, theo lời tuyên bố trên, “là ở việc sáng tác
ra những vở kịch vừa vui nhộn, vừa dấn thân và đưa ra những viễn cảnh”.
“Giống như trong thể kịch hài dell’arte, những vở kịch này luôn luôn để
ngỏ cho những thêm thắt sáng tạo và chuyển dịch, địa điểm câu chuyện,
không ngừng khuyến khích các diễn viên ứng tác, điều đó có nghĩa là khán
giả được huy động theo một cách rất đáng kể”.
Fo là người Ý thứ sáu đoạt giải Nobel Văn học. Ông khởi đầu với nghề
diễn viên năm 1952 ở Milan sau khi theo học nghệ thuật và kiến trúc. Đánh
giá về ông, ban giám khảo giải thưởng nhận xét: “Với sự hòa trộn giữa
tiếng cười và sự nghiêm trang, ông mở mắt cho chúng ta thấy những sự lạm
quyền và bất công trong xã hội và cả những viễn ảnh lịch sử rộng lớn hơn
trong đó những chuyện như thế xảy ra. Như vậy Fo là một nhà hoạt kê hết
sức nghiêm túc với một sự nghiệp phong phú về diện mạo”.
Và theo lời ban giám khảo, “Sự độc lập sáng suốt của ông đã khiến ông
chấp nhận những hiểm họa lớn lao với những hậu quả mà người ta có thể
thấy được và đồng thời ông đã từng được hết sức hoan nghênh từ mọi tầng
lớn dân cư khác nhau”.
Ông đã từng bị cấm, bị kiểm duyệt, bị thóa mạ và bị Mỹ từ chối cấp visa,
tuy nhiên có đến hàng chục vở kịch của ông đã được dịch ra hàng chục thứ
tiếng và trình diễn tại các rạp hát kín người khắp thế giới. Ông cũng có lần
suýt là nạn nhân của một vụ bắt cóc nếu cảnh sát không can thiệp kịp thời.