CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 299

Sự đối lập của ông đối với chủ nghĩa tuân thủ, sự dũng cảm về những niềm
tin của mình, và sự dấn thân của ông về chính trị và xã hội, đã khiến ông
dính líu đến nhiều vụ xét xử và những cuộc tranh cãi với nhà nước Ý, cảnh
sát, nhà kiểm duyệt, truyền hình và cả Tòa thánh Vatican (Giáo Hoàng cho
là vở kịch Mistero Buffo đã xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của người Ý).

Vào năm 1980, là một thành viên của Đảng cộng sản Tái lập của Ý, ông đã
bị Mỹ từ chối cấp visa sang nước này trình diễn với lý do ông có tên trong
tổ chức Soccorso Rosso bênh vực tù nhân.

Trong những năm gần đây, cùng với vợ, nữ diễn viên kiêm nhà văn, bà
Franca Rome, ông đã đề cập đến những chủ đề phụ nữ trong nhiều vở kịch
- tác phẩm mới nhất Quỷ dữ với bộ ngực đàn bà là một vở hài lấy bối cảnh
thời Phục hưng và những nhân vật chính là một ông chánh án bốc lửa và
một người đã đưa tác phẩm mình theo kịp với những vấn đề nóng hổi của
thời đại.

Ngay sau khi giải Nobel được công bố, dư luận đã bùng lên quanh chuyện
chọn lựa ông để trao giải. Tòa thánh Vatican cũng tuyên bố hết sức sửng sốt
về chuyện này. Tờ báo của Vatican, L’Osertore Romano, viết: “...Trao giải
cho một kẻ đồng thời là tác giả của những tác phẩm có vấn đề quả là việc
ngoài sức tưởng tượng”.

Trong khi đó nhà thơ nữ Ba Lan Wislawa Szymborska, người đoạt giải
Nobel Văn học 1996, đã lên tiếng chúc mừng và cầu mong Dario Fo sẽ có
sức chịu đựng và bền bỉ đối phó với những thử thách của việc nổi tiếng.

“Ngoài những lời chúc tốt đẹp nhất từ trái tim, tôi còn chúc ông đầy đủ sức
khỏe, sức chịu đựng và sự nhẫn nại, vì ông sẽ có một năm tới rất khó
khăn”, nhà thơ nữ, vốn ngại ra mắt công chúng và coi sự nổi tiếng là một
gánh nặng, đã nói thế.

[1]

Sinh 1926

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.