hồ từng in lên mặt cát của những bộ lạc đã tiêu vong, những dân du cư lang
thang từ Mexico đến Panama, hay từ hòn đảo Maurice đến Maroc. Dưới cái
vẻ ngoài khắc khổ, con người này vẫn đầy nét thanh xuân, giữ tính giản dị
và hồn nhiên của tuổi trẻ và cả cuộc sống phiêu bạt để thỏa mãn niềm khao
khát tự do như một cánh chim trời.
Le Clézio đã trôi nổi với những chuyến viễn du kéo dài: 10 năm ở Mexico
và cũng chừng ấy năm ở Mỹ. Cắm neo ở Albuquerque ở New Mexico,
nhưng ông không hề bỏ ý tưởng tiếp tục cuộc hành trình của một chàng trai
Robinson: quay về hòn đảo Maurice, mảnh đất cội nguồn của gia đình, rồi
Ấn Độ và cả Úc. Đấy là một nhà văn của sự chuyển tiếp, của xê dịch,
không ở chỗ này cũng không ở chỗ kia, của mảnh đất không người, chập
chờn ẩn hiện như một bóng ma.
Cái ưu thế của bóng ma là nó không già đi với năm tháng mà nó trải qua.
Le Clézio, với những cuộc săn tìm ngược dòng đời, một cách nào đó cũng
là một bóng ma.
Nhưng Le Clézio cũng thú nhận: “Lúc nào cũng chuyển dịch. Việc đó
không dễ dàng chút nào đối với những đứa con gái của tôi. Đứa đầu đang
theo học ở Paris”.
Phải chăng đấy cũng là vết thương của một người không ngừng tố cáo văn
minh thành thị? Quả là thế, nhưng đối với ông, cái hình mẫu Pháp chưa đến
nỗi là cái tệ hại nhất trong mô hình tồn tại. Con người xa xứ này thú nhận:
“Tôi thiếu vắng âm thanh tiếng mẹ đẻ. Khi về đây, tôi thích thú tìm thấy lại
sự vang vọng văn hóa đặc trưng của nước Pháp”.
Vợ ông, Jemia, là hậu duệ của một tộc người du cư Aroussiyines. Cách đây
2 năm, hai người đã đặt chân đến thung lũng Sông Đỏ ở miền Nam Maroc -
mảnh đất của tổ tiên bà. Mớ bòng bong về gốc gác chồng chéo nhau và
những sự lai giống đó, Le Clézio đã không ngừng mày mò để gỡ cho ra đầu
dây mối nhợ. Cha ông là người dân đảo Maurice (giữa Ấn Độ Dương) và