mẹ là người Pháp. Ông kể lại: “Tuổi niên thiếu của tôi đã trôi qua không dễ
dàng. Tôi trải qua khủng hoảng về bản sắc và khó khăn khi chấp nhận
những người khác. Tôi ít nói”.
Thế nhưng ông lại hay viết. Vào tuổi lên 7, trên chiếc tàu chở đến Nigeria
để gặp gỡ cha mình, Le Clézio đã sửa chữa mẩu ký đầu tiên đầu đề là Một
chuyến đi dài. 52 năm sau, với hơn 25 tiểu thuyết (không kể những cuốn
sách viết cho thiếu nhi và những truyện tranh), Le Clézio vẫn không bỏ bút.
Cuốn tiểu thuyết mới nhất Hasard (Ngẫu nhiên) in cùng với một truyện
khác Angoli Mala viết trước đó 15 năm, như muốn chỉ ra cho những người
trách móc ông đã thay đổi, rằng ông vẫn thế thôi. Tuy truyện Hasard có
phần lạc quan hơn và hai truyện này khi mới đọc có vẻ thật xa lạ với nhau,
nhưng về cơ bản vẫn cùng một thứ nhạc điệu ấy, một thứ âm nhạc của bản
Fugue và đối điểm của nó, những nẻo đường phiêu du từng quen thuộc với
người đọc.
Lần này là Nassima. Từ bến cảng Villefranche, cô gái này đã hóa trang
thành con trai lẻn xuống chiếc thuyền buồm của Juan Moguer, một đạo diễn
hết thời, để vượt Đại Tây Dương đến tận thế giới bên kia, hy vọng tìm lại
gốc gác của mình và những kỷ niệm của người cha, một thầy thuốc quần
đảo Antilles đã mất tích không để lại địa chỉ. Cái mà nhân vật nữ này “ngẫu
nhiên” phát hiện ra sau khi người ta mở khoang thuyền nơi cô ẩn nấp là sự
huy hoàng tinh khôi của biển cả, giống như một khải thị. Thực tế đó không
phải là cách đích của chuyến đi mà chính là cuộc hành trình.
Còn Angoli Mala thì nói lên một bài học khác, kể lại sự trở về xứ sở của
một chàng trai da đỏ do một mục sư Mỹ da đen nuôi dạy ở Panama. Rồi cái
mà anh ta tìm thấy không phải là vẻ huy hoàng của nguồn cội được tưởng
tượng và những huyền thoại về nó, mà là một lớp người bị rượu chè hành
hạ và sống trong cảnh đói khổ tối tăm của kiếp nô lệ. Đối với anh, phải làm
một chuyến đi thực sự, trong thế giới nội tâm, để tìm kiếm sự bình an và
khuây khỏa trong sự trống vắng. Và đây là một hành trình đau xót và huy