hoàng hướng đến cái câu hỏi vĩnh hằng, câu hỏi mà chỉ những nhà hiền
triết, dửng dưng trước những bọt bèo và những tháng năm, mới có gan đặt
ra: Con người tồn tại để được cái tích sự gì?
Con người lưu lãng này đã gặp Nassima nàng thơ của mình ở Panama trong
những năm 70, vào dịp ông sống với người Mỹ da đỏ ở châu Mỹ. Le Clézio
nói: “Đấy là sự lai giống giữa người da đỏ và da đen sống ngoài lề hai cộng
đồng người. Đối với tôi, việc này trở thành một nguyên mẫu, một loại phụ
nữ lẩn trốn, thuộc những nền văn hóa khác nhau. Tôi không tin là Eva chỉ
có một nguồn gốc. Cuối cùng có thể là tôi muốn miêu tả về Eva (thủy tổ
loài người)”. Và ông cười về sự táo tợn của mình. Cái đẹp nguyên sơ, sự
hoài nhớ khôn nguôi về một thế giới, một di sản đã mất đi - thiên
truyện Hasard của ông dẫn người đọc đến với những cái đó như một nỗi
ám ảnh. Nếu trong Hasard, văn phong của ông vẫn trần trụi, tinh lọc chính
là để làm tôn lên vẻ đẹp của cái “không có tên, không dấu vết, không thuộc
về ai, không có lịch sử và bao giờ cũng mới mẻ”. Đó là đại dương.
Le Clézio nói: “Tôi có sự gắn bó cơ thể với biển cả. Trí tuệ tôi không cho
phép tôi trở thành một thủy thủ. Hơn nữa tôi cũng không chắc mình có thể
chịu đựng nổi công việc lao dịch của một hoa tiêu, của thói ma cũ bắt nạt
ma mới và tinh thần hợp tác. Tôi không có tàu. Nhưng từ trực giác tôi tin
rằng sự gắn bó đó có thể xâm chiếm con người tôi”.
Vào tuổi 59, với một ý thức thường trực gần như ngoan cố, Le Clézio đã
không ngừng mong mỏi thoát ra khỏi những ràng buộc của cuộc đời. Ông
chạy trốn. Ông tìm tòi cách làm thế nào đưa những cái cốt lõi vào cuộc
sống thường nhật, bất kể những gì đã xâm chiếm ông, khiến ông trở thành
một kẻ mộng mơ hiền lành, một “kẻ dã man vô hại” hay một nhà sinh thái
học ngây thơ.
Le Clézio nói: “Cả thiên hạ đều ngây thơ. Đấy là sự ngây thơ tin vào sự
tiến bộ, ngây thơ tin vào sự mới mẻ của nghệ thuật, ngây thơ tin vào Chúa
Trời. Lúc 30 tuổi, tôi cảm thấy người ta đang đứng trước sự kết thúc một