CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 326

KUNDÉRA VÀ SỨ MỆNH CỦA

TIỂU THUYẾT

Hiện tượng Kundéra

[1]

Những bài phát biểu đầu tiên Kundéra về các vấn đề lý luận văn học đã gây
tiếng vang trong xã hội Séc. Năm 1955, trong tiểu luận Quanh những cuộc
bàn cãi về di sản,
ông đã hăng hái ủng hộ một cách đầy thuyết phục
Vitezslav Nezval, người từng tuyên bố sẽ không có thơ thế kỷ XX, nếu
thiếu Guillaume Apollinaire.

Nhưng bảo vệ phái tiền phong không phải là đề tài duy nhất trong bài viết
của Kundéra. Ông khẳng định rằng trong văn học thế giới có chỗ cho mọi
khuynh hướng khác nhau. Kundéra không đi theo sự phân chia thơ ra thành
thơ truyền thống và thơ tiền phong, ông có các tiêu chí phân loại khác. Thứ
thơ gần gũi nhất với mình ông gọi là “Thơ ca của cuộc sống trần thế”:
Rimbaud - Apollinaire - các nhà vị lai Nga - Nezval thời trẻ. Nhưng ông
cũng thừa nhận các đại diện của thứ thơ “triết học tư tưởng” mà ông xếp
vào đó Mallarmé - Valéry - Rilke - Pasternak, thừa nhận thứ thơ chính trị
bậc cao. Luận điểm chính trong quan niệm của ông là trên cơ sở những
thành tựu đã có cần phải tiến tới sự tổng hợp: “…nghệ thuật của chúng ta
đang dần dần bước vào một thời đại lịch sử rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực
cổ điển mới”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.