đưa lại những kết quả nhiều khi còn đáng tin cậy hơn so với các nghiên cứu
khoa học.
Khái quát kinh nghiệm tích cực của các nhà văn kể trên, hoặc của T.Mann,
E.Hemingway và một số người khác, cũng như tiếp tục suy xét những bài
học từ sáng tác của chính mình, Kundéra nêu lên những yêu cầu mà tiểu
thuyết cần phải đáp ứng để có khả năng hoàn thành được sứ mệnh cao cả.
Tiểu thuyết, theo Kundéra, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”,
“hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các
câu hỏi, nó nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người. Đối
với ông, tiểu thuyết trước hết là “sự tổng hợp trí tuệ lớn”, tự do thu nhận
vào mình những suy tư về bất kỳ đề tài nào: “Không cái gì có thể đưa ra
suy luận mà lại bị loại ra khỏi nghệ thuật tiểu thuyết”. Đó không phải là
những đoạn tiểu luận ngoại đề, mà là tư tưởng mang tính động lực chung
bao trùm tất cả, toát ra từ các tiểu thuyết giá trị.
Ông viết: “Các nhân vật trong các tiểu thuyết của tôi – đó là những khả
năng riêng mà tôi không thực hiện được. Vì thế tôi yêu mến tất cả chúng
như nhau và cũng kinh sợ chúng như nhau, mỗi người trong số các nhân vật
đó đã bước qua giới hạn mà bản thân tôi chỉ dám đi vòng. Chính cái giới
hạn này (giới hạn mà đằng sau đó cái “tôi” của tôi kết thúc) đã lôi cuốn tôi.
Chỉ ở phía sau nó mới bắt đầu những bí ẩn mà tiểu thuyết cần phải dò hỏi.
Tiểu thuyết cần phải dò hỏi. Tiểu thuyết không phải là một thứ tôn giáo của
tác giả, mà là sự nghiên cứu cuộc sống trong cái cạm bẫy do thế giới biến
thành”.
Điều làm Kundéra băn khoăn là độc giả hiện đại thích đọc các sách viết về
những chuyện đồn đại của cuộc đời các nhà văn nổi tiếng, chứ không phải
là các tác phẩm của họ. Theo ý ông, trong tiểu thuyết - “thứ văn xuôi tổng
hợp lớn dựa trên trò chơi với các nhân vật hư cấu” – tác giả, khi đưa ra
những đòi hỏi, những quyết định có thể hay không thể của mình để thử
thách các nhân vật đó, tỏ ra tự do và cởi mở hơn rất nhiều so với qua thư từ,