thường xuyên giữa hai cách nhìn, hai giọng nói, hai cảm nghĩ. Từ đó người
ta hiểu được tại sao mỗi con người trong hai nhân vật chính đó lại hiểu sai
về người kia, không nhìn thấy được “bản sắc” thực sự của đối tượng, hiểu
lầm về động cơ và dụng tâm của đối tượng mình. Tất cả những cái đó mở
đầu cho việc dẫn dắt đến một kết cục bi đát.
Như vậy, người ta có thể suy luận rằng Kundera quay về với thứ tiểu thuyết
tâm lý thuần túy và đơn giản chăng? Chẳng phải thế. Bởi vì cách kết cấu đó
cũng phục vụ cho sự triển khai những tình huống trong đó đủ loại những
chủ đề phụ thâm nhập vào. Chính là qua đó một cuốn tiểu thuyết sẽ làm cái
chức năng mà Kundera luôn luôn gán cho nghệ thuật viết truyện: Phát lộ ra
cái phần sâu kín của sự trải nghiệm của con người vốn chỉ mình ông mới có
thể làm cho nó bật ra một cách bất ngờ.
Vì hiểu rõ hơn bản thân các nhân vật (nhờ đi vào đời sống nội tâm được
che giấu trong mỗi người), độc giả của Bản sắc (L’Identité), lập tức đặt
mình vào trong cái ảo tưởng cho là mình chi phối được mọi tình huống mà
thiên truyện gợi nên. Và rồi dần dần sự tin chắc ấy bị lung lay. Có những sự
trượt ngang đầy bối rối, những sự trùng hợp lạ kỳ, khiến người ta bắt đầu
liên tưởng đến nghệ thuật kết cấu (với thủ pháp “các mô típ tiếp nối” giữa
các lớp tách biệt nhau một đặc trưng kết cấu thường có trong những tiểu
thuyết của Kundera), trước khi cảm thấy rằng cái đó dần dần biến đổi cả cái
cách thức “giống như thật” đặt ra ngay từ đầu. Và người ta cũng bị cuốn đi
một cách vô thức từ thế giới thực đến thế giới mê sảng, bất an, gần với thế
giới của Kafka, lên tới đỉnh điểm trong những hồi lớp cuối. Những tiểu
thuyết gia Mỹ Latinh như Cortázar, Garcia Marquez, Fuentes đã làm cho
chúng ta quen với sự cộng sinh trong cùng một thiên truyện giữa chủ nghĩa
hiện thực và cái hoang tưởng.
Nhìn từ ngoài, ngòi bút của Kundera đã chuyển qua ba giai đoạn: Từ năm
1972, 4 tác phẩm được viết bằng tiếng Tiệp tại Tiệp Khắc; đến năm 1988