CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 334

nhiều chủ đề trong Bản sắc đã hiện diện trong những tác phẩm trước đó
(như tình bạn, hiểu lầm, huyền thoại hóa) và một số nét mới (như âu lo, bên
lề và bản sắc). Nhưng cái chủ đề xuyên suốt và cố kết tất cả lại trong Bản
sắc
là tình yêu, một tình yêu hết sức buồn cười.

Theo tác giả, Chantal của Bản sắc chính là người chị em bí mật của Agnès
trong Sự bất tử. Agnès tự hỏi: “Làm sao có thể sống trong một thế giới mà
tôi không coi đó là thế giới của mình, với nó tôi từ chối không nhìn nhận
bản sắc của mình?”. Agnès thấy có hai giải pháp: Tình yêu hay nhà tu kín.
Tình yêu: Một từ bị ô uế, nhưng kinh nghiệm thì cực kỳ hiếm hoi. Không
hiểu được nó, Agnès chỉ có một con đường: Con đường mà cô gọi một cách
hoán dụ là nhà tu kín. Âm thầm, cô đến sống biệt lập trong vùng núi Thụy
Sĩ như Fabricedel Dango trong cuốn Tu viện thành Parme xưa kia. Nhưng
vẫn còn một giải pháp thứ hai: Cái cách sống khác để sung sướng trong
một thế giới mình không yêu mến. Đây là tình yêu, là giải pháp mà Chantal
chọn lựa. Trong tình yêu, từ những thuở ban đầu thời Trung cổ, đã mang
tính chất tà giáo, và Kundera muốn khám phá ra việc cái chất tà giáo đó đã
có thể tồn tại như thế nào trong thời đại này.

Một câu chuyện thực trở thành một giấc mơ hủy diệt, và đây là bước đột
phá mới về tiểu thuyết của ông, một nhà văn đang được ngưỡng mộ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.