ba cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếp Tiệp, nhưng tại Pháp; và sau đó hai cuốn
mới viết ở Pháp bằng tiếng Pháp.
Theo Kundera, mỗi một nhà viết tiểu thuyết xứng đáng với cái tên ấy
thường tuân thủ hai điều luật: Thứ nhất, chỉ nói những gì chưa nói ra; Thứ
hai, luôn luôn tìm kiếm một hình thức mới. Tuy nhiên, việc tìm kiếm hình
thức mới có những giới hạn của nó. Để khỏi đánh rơi mất tính độc đáo của
mình, người ta không thể vượt khỏi những giới hạn của chính bản thân
mình. Đấy là lý do tại sao những hồi lớp của Bản sắc viết bằng tiếng Pháp
lại mang cái giọng điệu như những cuốn viết bằng tiếng Tiệp. Kundera nói:
“Ngôn ngữ của tôi tìm cách trở nên đơn giản, chuẩn xác, gần như trong
suốt, và nó muốn được như vậy trong bất cứ ngôn ngữ nào. Nhưng trước
hết tôi nhấn mạnh đến điều này: Nhà văn được quy định bởi một vòng ma
thuật của những chủ đề nào đó để biết ra được những bí ẩn hiện sinh đã ám
ảnh suốt đời họ và là lý do khiến họ cầm bút”.
Cũng theo Kundera: “Tiểu thuyết Tiệp giống như hình thức của một bản
sonate: Một nhạc phẩm lớn có nhiều chương tương phản nhau. Với cuốn Sự
bất tử (L’Imortalité) tôi đã đi đến tận cùng của hình thức này. Sau đó, đối
với tôi chỉ còn là việc đóng cửa lại hay chuyển sang một hình thức mới.
Sau đó nữa, khi tôi không chờ đợi, và với niềm vui hiếm hoi và một sự
nhanh chóng hiếm hoi, tôi viết cuốn Sự chậm chạp (La Lenteur) và lập tức
tôi đã thoát ra. Từ nghệ thuật sonate tôi đã đi vào nghệ thuật fugue (tấu
khúc): Khuôn khổ ngắn hơn, một nguyên khối có thể chia cắt, cũng cùng
với những chủ đề và mô típ không ngừng có mặt và không ngừng thay đổi.
Tuy nhiên, những vấn đề cũ về mặt hình thức tiểu thuyết vẫn tồn tại, chẳng
hạn làm thế nào hội nhập cái không thể xảy ra trong một cuốn tiểu thuyết
được coi là sáng suốt? Làm thế nào để đưa cái không thể nhận thấy vào sự
chuyển biến từ một hiện thực đến một giấc mơ?”.
Ông từng nói nhiều đến cái vòng ma thuật của những chủ đề và lý do tồn
tại của tác phẩm, việc khám phá những chủ đề lớn của sự tồn tại. Có khá