Cảnh xuân rạng rỡ, sắc hạ tươi tắn, trùng thu rả rích, tiếng đông tĩnh
lặng.
Nơi tiểu đình cạnh đài hoa trong vương phủ Kính An khi xưa, đây là
những khúc do Sính Đình phổ và Hà Hiệp cân nhắc tựa tên.
Hết khúc Xuân cảnh, lại đến Hạ sắc, thu đang xào xạc chậm rãi đến
gần, lặng lẽ mà không vắng vẻ.
Tiếng đàn bay bổng khắp trong ngoài phủ như chốn thần tiên, chỉ đến
khi tiếng đàn dừng lại, mọi người mới giật mình phát hiện ra, trong lúc dốc
lòng say mê theo điệu nhạc, Thu trùngđã đến đoạn kết.
Gảy đàn vô cùng hại sức, Sính Đình miễn cưỡng chơi ba khúc liền vẻ
mệt mỏi hiện rõ nơi đầu mày. Lúc này, hai tay nàng lại chạm vào dây đàn,
chuẩn bị tiếp tục khúc Đông ngữ.
Hà Hiệp rất lo lắng, vội giơ tay ngăn lại, quay đầu nói với Diệu Thiên:
“Công chúa, giờ là mùa đông, nghe Đông ngữ sẽ càng thêm buốt giá, còn
xa mới bằng được Xuân cảnh, Hạ sắc vàThu trùng. Chi bằng không nghe
Đông ngữ nữa, lưu lại chút dư âm, coi như là dư vị?”.
“Phò mã nói rất đúng”, Diệu Thiên gật đầu, nhưng vẻ như chưa thỏa
mãn, chậm rãi bình luận, “Ba khúc ban nãy mỗi khúc đều có đặc sắc riêng,
nhưng nếu luận về khí phách, ta vẫn thích khúc Cửu thiên nghe ngoài hậu
viện nhất”.
Không để Hà Hiệp đáp gì, Sính Đình đã tiếp lời Diệu Thiên công
chúa: “Không nghe Đông ngữ, Sính Đình sẽ đàn Cửu thiên cho Công chúa
nghe”.
Hà Hiệp đoán Diệu Thiên cũng thấy vẻ mệt mỏi của Sính Đình, hy
vọng sẽ từ chối, nào ngờ Công chúa gật đầu, cười đáp: “Được”.