chứ! Đã không tán thành Hiệp định thì cái Tạm ước kí hôm 14/9/46,
chuyến đi của Hồ Chí Minh sang Fontainebleau và hội nghị Đà Lạt cũng
chỉ là “tiêu cực”.
Khác hẳn một hình ảnh ôn hòa, điềm đạm, từng trải của Hồ Chí Minh,
ông bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Trần Huy Liệu cứ sồn sồn như lửa.
Lễ hoan nghênh Hà Ứng Khâm, quan chức cao cấp của Quốc Dân Đảng
Trung Hoa, vị Chủ tịch nước bị đặt vào ghế khách thường, trong khi
Nguyễn Hải Thần ngồi chỗ trang trọng, Liệu bực không thể tả. Biết nết
“đuya” của Liệu, đám Quốc Dân đảng nhiều khi đưa yêu sách trực tiếp cho
Cụ Hồ, rồi Phủ Chủ tịch lại gọi sang bên Liệu can thiệp. Về việc đặt tên
phố ở Hà Nội, Cụ bảo chỉ được đặt tên bốn người cộng sản là Trần Phú, Lê
Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, ông cứ đặt “thêm”. Có
lẽ chuyện đổi “Nhà thương Khách” thành phố Tôn Đản, danh tướng đã vây
đánh châu Khâm châu Liêm của phương Bắc làm ông khoái chí nhất.
Tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng như sợi dây đàn. Nhật vừa bị giải
giáp thì Tàu Tưởng nhũng nhiễu, rồi Pháp lại vào bắn giết dân chúng, vây
trụ sở ta. Trên Chèm, bộ đội, có súng trong tay, đã choảng lại , giết chết
mấy Tàu trắng. Sợ lửa bùng lên quá, dẫn đến chiến tranh, Chính phủ ra lệnh
đem mấy người đó ra xử bắn. Mình bắn mình bảo sao không đau! Liệu chả
thích gì chính sách Câu Tiễn của Cụ, mà luôn nghĩ đến hai ông kiệt hiệt,
đến chết vẫn cực đoan trong Cách mạng Pháp là Mara và Robespierre.
Tòa án quân sự Bulgarie lần lượt kết án 2000 kẻ phản cách mạng từ
chung thân khổ sai đến xử tử. Liệu mang tờ thông tin quốc tế ấy sang
phòng Chủ tịch. “Đây, đồng chí Dimitrov, trong việc trấn áp phản cách
mạng, đã chặt hàng ngàn cái đầu phản cách mạng. Cụ có thấy cái chính
quyền cách mạng nào hiền lành đến nhu nhược như chính quyền của cụ
không?”. Cụ Chủ tịch kệ cho ông phát tiết cơn phẫn nộ, chỉ tủm tỉm cười,
thắt lại cái cravatte cho Liệu; cử chỉ của một chính khách lão luyện. Có thể
hiểu Ông Cụ coi những lời của Liệu là trẻ con, chả nên chấp. Lại có thể cho