CÕI NGƯỜI - Trang 58

cuống lên. Chiếc bô dưới giường may đã dọn, nhưng hẳn còn lưu cữu lại
hương khăn khẳn, thứ mũi anh đã rất quen.

- Thưa, xin lỗi, tôi chính là Đẩu Nam. Ban nẫy phải giấu bạn thợ vì

không tiện nói...

Ông khách trẻ ngớ người. Ai ngờ Đẩu Nam tiên sinh còn trẻ và khốn

khó thế này. Anh ta xưng là H. T, đang dịch sách tại nhà ông Trần Quang
Nghiêm, hội trưởng hội Khuyến học Nam Kỳ.

- Tôi rất cảm kích cái khẩu khí của anh, H. T nói. Thú thật, người Nam

Kỳ đơn giản, tôi ít tri kỉ lắm. Đã lâu mới gặp giọng “anh hùng tráng sĩ”,
bèn lập tâm đi tìm cho được.

H. T người Quảng Ngãi, một vùng quê nghèo kiệt “có chút chữ nghĩa

chẳng thi thố vào đâu”, bổ vào Sài Gòn, nơi không khí báo chí, học thuật
thông thoáng, mới mẻ hơn. Thấy khách cám cảnh với những khốn khó của
mình, Liệu bỏ thói hàn nho, cũng bộc bạch những tâm sự bí bức đã lâu.
Nào chông gai trong thi cử. Nào những “tác phẩm” đã được in hay còn
đang “thai nghén”. Nào những kiến văn về phận nước nhà đang tìm đường,
ảnh hưởng của hai chí sĩ Trung Hoa Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Tất
cả làm H. T trầm trồ.

- Đúng là con hổ đang bị nhốt trong cũi, khách quả quyết. Tôi phải

tiến cử anh với ông Trần Quang Nghiêm mới được.

Hai “tiên sinh” tiễn nhau bịn rịn mà không thể hồ hởi ra mặt. Trước

những con mắt của bạn nghề, Liệu không thể lộ gốc gác, thân phận. Phải
giữ đường lui chứ.

Hai hôm sau, cánh thiếp may mắn bay đến. Đơn giản, đó chỉ là tấm

bìa ghi danh, ông Trần mời Đẩu Nam tiên sinh ăn cơm, nói chuyện tại
khách sạn Cửu Long Giang. Mừng rỡ nhưng cũng e ngại và phiền phức
quá. Bộ dạng tiều tuỵ, không che được thì đành vậy. Nhưng quần áo tề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.