cũng tệ hơn người khác”, “Tôi chẳng bao giờ làm được việc gì hay ho cả”
hoặc
“Tôi suốt đời thua anh kém chị trong tất cả mọi chuyện”, “Những việc
như thế khiến tôi thành kẻ thất bại”.
Một trong những điều mà chúng tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh
của mình là, chính chúng chứ không phải ai khác là người đưa ra chọn lựa
làm người thành công hay kẻ thất bại. Tôi cũng bảo chúng rằng những gì
xảy ra trong quá khứ không phải là yếu tố quyết định việc chúng có về đích
hay không, mà chính cách chúng suy nghĩ và hành động mới quyết định
chúng chiến thắng hay thua cuộc.
Trong thực tế, người thành công cũng có lúc thất bại chứ, đôi khi còn
thất bại ê chề nữa là khác... vì họ làm nhiều việc hơn và cao vọng cũng
nhiều hơn. Khác nhau là ở chỗ khi gặp thất bại hoặc kết quả không như ý,
họ cho đó là bài học đáng giá và tiếp tục hành động cho đến khi thành công
mới thôi. Kẻ thất bại, trái lại, chưa kịp bắt đầu đã vội tháo chạy. Có một câu
thành ngữ về những người này: “Ra đường mới vấp phải chiếc lá đã vội
quay về”.
Kẻ thất bại là những người có khuynh hướng tìm cớ biện minh, quy
trách nhiệm cho người khác và than phiền luôn miệng. Ví dụ, nếu thi rớt, họ