CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 154

thành một nguồn lực thúc đẩy chúng ta đến gần mục tiêu hay ngược lại, cản
trở chúng ta hành động.

Khi bọn trẻ sống trong tâm trạng tiêu cực như chán nản, thờ ơ, lười

biếng hay sợ hãi, chúng sẽ không có động lực để học tập hay làm bất cứ
việc gì. Tương tự, khi bọn trẻ cảm thấy tự tin, hăng hái và nhiệt tình, chúng
sẽ hành động một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, cảm xúc có thể được
chia ra làm hai dạng:

Trong thực tế, những em học kém lại thường là những em ít có khả

năng làm chủ cảm xúc của bản thân. Bị các xúc cảm mạnh che mờ, lấn lướt
lý trí, chúng hoặc sẽ không hành động khi cần phải hành động, hoặc ngược
lại, hành động một cách sai trái. Ví dụ, về mặt lý trí, chúng hoàn toàn hiểu
rõ mình cần phải học cho bài kiểm tra sắp tới, nhưng cảm giác chán học đã
trói buộc chúng lại (không hành động đúng), để rồi chúng lại bị thúc đẩy
bởi ham muốn đi chơi game (hành động sai).

Cùng với việc thiếu đi khả năng kiềm chế cảm xúc, trẻ đơn thuần phản

ứng tự động với những tác động bên ngoài. Chúng tin rằng người khác hoặc
những sự việc khách quan có lỗi trong việc KHIẾN CHÚNG có cảm giác
tồi tệ. Khi một người bạn vô tình nói một câu lỡ lời với chúng, chúng lập
tức phản ứng lại một cách gay gắt, giận dữ. Khi không giải được một bài
Toán, chúng cảm thấy thất vọng. Ngồi trước những bài tập giao về nhà,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.