Nếu giả dụ có chút thời gian rảnh, họ thích giải
khuây theo sở thích riêng của mình hơn là dành thời gian cho con cái. Khi
chúng còn nhỏ, thi thoảng họ cũng đưa chúng đi chơi công viên hoặc đi
nghỉ vài ngày. Nhưng bây giờ chúng đã lớn, có thể tự đi chơi, đi du lịch với
bạn bè hay trường học thì họ để mặc cho chúng xoay xở. Làm ăn càng phát
đạt bao nhiêu, họ càng bận rộn bấy nhiêu, những dịp sum họp gia đình ngày
càng trở nên hiếm hoi.
Hai anh em cũng quen dần với việc cha mẹ thường xuyên vắng nhà – cả
hai đều có những mối quan tâm riêng và chủ yếu dành thời gian cho bạn bè.
Cha mẹ chúng không bận tâm lắm vì cả hai đều có thành tích học tập khá.
Họ tin rằng tiền có thể mua được “sự giáo dục tốt nhất”, và do đó không
ngần ngại bỏ tiền ra để cho con học ở những trường danh tiếng nhất.
Như để bù đắp lại cho việc thiếu thời gian dành cho con, phụ huynh
theo chủ nghĩa vật chất thường không tiếc tiền đổ ra cho con cái. Quần áo
của chúng phải là hàng hiệu, máy tính, điện thoại, xe đời mới, ừ thì thiên hạ
có cái gì chúng lập tức có cái ấy.
Nhiều bạn học của Ed và Sarah ganh tị với chúng vì hai đứa hầu như có
tất cả mọi thứ trên đời. Vì vậy, làm sao chúng tránh khỏi cảm giác mình là
người “sành điệu”, là “dân chơi”, là “quý tộc”?
Nhưng liệu hai anh em nọ có thật sự hạnh phúc không? Cuộc đời đâu
đơn giản như thế. Đôi khi chúng cảm thấy thèm được như những đứa bạn
luôn có cha mẹ bên cạnh trong mọi sinh hoạt đời thường như đi xem phim
với cha mẹ, cùng ngồi bàn luận về một trận đá bóng,... Cũng có lúc đi ra
đường trong “bộ cánh” đắt tiền trên chiếc xe bóng lộn, nhưng Ed và Sarah